THỊ TRƯỜNG SỮA NHIỀU BIẾN ĐỘNG, VINAMILK VẪN DẪN ĐẦU TRONG NHIỀU NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC

Trong bức tranh chung là sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường sữa những năm gần đây, kèm theo đó là làn sóng Covid trong 2 năm qua, Vinamilk vẫn đang chắc chân ở vị trí dẫn đầu các ngành hàng lớn và cũng là những ngành có đóng góp tỷ trọng lớn cho doanh thu của doanh nghiệp này.

Cụ thể, theo kết quả ghi nhận từ 01/2021 đến tháng 12/2021 của Nielsen IQ, Vinamilk là nhà sản xuất đang dẫn đầu trong ngành hàng sữa nước, sữa đặc có đường, sữa chua uống về sản lượng và doanh số bán ra, và dẫn đầu ngành hàng sữa bột trẻ em về sản lượng.

Vinamilk dẫn đầu thị trường trong các ngành hàng sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường

Nếu sữa đặc có đường được cho là ngành hàng rất khó để “soán ngôi” của Vinamilk với thương hiệu lớn đã có chỗ đứng vững chắc là Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, thì sữa nước, sữa bột trẻ em là các ngành hàng chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với hàng trăm sản phẩm mới ra mắt mỗi năm.

Tuy nhiên, với kết quả báo cáo thị trường năm 2021 này thì có thể thấy ông lớn của ngành sữa vẫn đang ổn định phong độ. Không thể bỏ qua yếu tố chính giúp Vinamilk có thế mạnh là hệ thống các nhà máy, trang trại khủng của đơn vị này. Tại Việt Nam, hệ thống gồm 13 nhà máy lớn và đàn bò sữa 160.000 con, tạo cho doanh nghiệp này một năng lực sản xuất khó có thể bắt kịp. Lãnh đạo doanh nghiệp này từng chia sẻ, đây cũng chính là yếu tố giúp họ vượt qua giai đoạn giãn cách xã hội để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cung ứng và phân phối.

Bên cạnh đó là việc Vinamilk đang sở hữu hệ thống phân phối thuộc hàng “khủng”, bao phủ tất cả các kênh với hơn 250.000 điểm bán cả kênh truyền thống và hiện đại, trong đó có hơn 200 nhà phân phối độc quyền. Ngoài ra, trong năm qua, chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt đã được doanh nghiệp này đầu tư mạnh, mở mới 120 cửa hàng và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600. Tính đến cuối năm 2021, kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, một phần do xu hướng này gia tăng khi đại dịch diễn ra và cũng xuất phát từ nền tảng đã được Vinamilk đầu tư nhiều năm qua.

Website bán hàng trực tuyến giacmosuaviet.com.vn của Vinamilk

Về sản phẩm thì Vinamilk có thể nói là công ty hoàn thiện nhất về danh mục sản phẩm, với hơn 250 chủng loại mặt hàng thuộc gần 20 nhóm ngành hàng. Không chỉ gồm đầy đủ và đa dạng từ sữa tươi, sữa chua ăn/uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà trong những ngành lớn như sữa bột thì thương hiệu Vinamilk cũng đã bao phủ đủ các nhu cầu cho trẻ em, mẹ bầu, người lớn, dòng đặc trị…

Năng lực sản xuất lớn, phân phối mạnh kết hợp với danh mục sản phẩm đa dạng có thể gọi là “bộ 3” giúp cho Vinamilk nhiều năm vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên “đường đua” ngày càng nhiều người tham gia của ngành sữa trong nước.

Thước đo thị trường được phản ánh rõ hơn trong báo cáo Kantar Worldpanel, trong năm 2021 thì tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các hộ gia đình, còn tại nông thôn, con số này xấp xỉ 90%. Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình thì sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk. Đặc biệt, tỷ lệ này tại khu vực thành thị gần như là tuyệt đối khi lên đến 99%, đây cũng là khu vực có sự tăng trưởng về tiêu dùng sản phẩm sữa rất mạnh trong những năm gần đây.

Các sản phẩm Vinamilk có mặt trong hầu hết các gia đình Việt Nam

Kết năm 2021, dù trước đó có khá nhiều dự báo không khả quan do tình hình chung, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk vẫn lập đỉnh mới khi vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng quý 4/2021 đã chứng kiến một sự bứt phá mạnh khi tốc độ tăng doanh thu là 10%, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây. Kỷ lục doanh thu này được đóng góp từ cả 3 mảng: Nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.

Cũng theo Báo cáo thường niên 2021 do Vinamilk mới công bố, tính đến cuối tháng 11/2021, thị phần toàn ngành sữa của Vinamilk tăng 0.9% về giá trị, đây có thể nói là mức tăng khá ấn tượng với một doanh nghiệp đã đang chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, nhất là sau một năm chứng kiến nhiều đợt biến động lớn vì đại dịch.

Trước các diễn biến khó lường do biến động chung, Vinamilk khá thận trọng khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng trung bình ở mức hơn 7%/năm trong 5 năm tới, cụ thể đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, các kết quả thị trường cũng đã cho thấy nền tảng chắc chắn của doanh nghiệp này trong kinh doanh và mang đến các kỳ vọng tích cực.

Năm 2022 tuy được dự báo còn nhiều thách thức nhưng cũng là năm mà nhiều dự án khác của Vinamilk sẽ được triển khai mạnh mẽ. Về bò sữa, dự án trang trại tại Lào dự kiến đi vào hoạt động sẽ tiếp tục giúp Vinamilk duy trì thế mạnh là công ty có vùng nguyên liệu sữa lớn. Kết hợp với dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng và tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng, năng lực sản xuất sữa của doanh nghiệp này trong ít nhất 5 năm tới là khó có thể bắt kịp. Bên cạnh đó, Dự án về bò thịt tại Việt Nam với tổng mức đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, với giai đoạn 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt/năm. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên của Vinamilk dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ đồng khi đi vào hoạt động.

 

Các tin khác

Quỹ Coca-Cola tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực dài hạn của WWF trong bảo tồn tài nguyên nước ngọt và thúc đẩy các giải pháp thuận thiên ở Việt Nam

Quỹ Coca-Cola tiếp tục hỗ trợ WWF-Việt Nam trong công tác phục hồi khả năng tự nhiên của các vùng đất ngập nước, một giải pháp thuận thiên giúp tăng cường sinh kế bền vững và đa dạng sinh học trong bối cảnh tình hình hạn hán và lũ lụt ở thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở nên khó lường Sự hỗ trợ lâu dài và liên tục từ Quỹ Coca-Cola đối với WWF-Việt Nam góp phần giải quyết các thách thức về nước, giúp cộng đồng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

CHUNG TAY LAN TỎA SỐNG XANH VỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC TÁI CHẾ TẠI NGUỒN

Bước đầu hiện thực hóa mục tiêu đã được ký kết giữa Tập đoàn Novaland và Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) trong việc phân loại và thu gom rác thải tái chế tại nguồn, khuyến khích ý thức sống xanh lan tỏa trong cộng đồng, ngày 19/3, “Ngày hội tái chế” đã được tổ chức tại chung cư RichStar 2 (Quận Tân Phú).

Mô hình “Ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn, không dùng nhựa” giúp Unilever Việt Nam quản lý nhựa bền vững

Là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, Unilever đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một thế giới không rác thải.

Unilever sử dụng nền tảng số giúp tư vấn nha khoa cho hàng triệu người

Các nhãn hàng chăm sóc răng miệng từ Tập đoàn Unilever, điển hình là P/S, đang tận dụng nền tảng số nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và chăm sóc răng miệng cho hàng triệu người tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Unilever Việt Nam hỗ trợ chuyển đổi số cho tiểu thương bán lẻ, tạp hóa

Cửa hàng bán lẻ, tạp hóa đa phần do phụ nữ làm chủ. Việc chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chị em phụ nữ dễ dàng và hiệu quả hơn mà còn giúp họ có thêm nhiều thời gian cho cuộc sống hằng ngày.

Unilever Việt Nam thúc đẩy khai mở cơ hội và tạo dựng môi trường để phụ nữ phát triển

Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Unilever Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến "KHAI MỞ CƠ HỘI, TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN" với sự tham gia của đại diện đến từ các tổ chức, tập đoàn hàng đầu: Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ tại Việt Nam (UN Women), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng HSBC, Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) và Công ty Công nghệ Meta (Facebook). Hội thảo được tổ chức nhằm chúc mừng những bước tiến về nâng cao quyền năng phụ nữ tại Việt Nam; truyền cảm hứng để tiếp tục các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển, tự tin tham gia và làm chủ kinh tế.

Nestlé Việt Nam, La Vie hỗ trợ cộng đồng sử dụng nước một cách bền vững

Chương trình bền vững của công ty Nestlé Việt Nam và công ty LaVie, hai thành viên của tập đoàn Nestlé, đang hỗ trợ kỹ thuật giúp hàng chục ngàn hộ nông dân và đối tác sử dụng ít nước hơn mà vẫn đạt năng suất.

Nestlé Việt Nam: Tạo đà cho nữ giới tỏa sáng

Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, môi trường làm việc bình đẳng cho phụ nữ.

Hợp Tác Công - Tư Xây Dựng Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Quản Lý Rác Thải Nhựa tại Việt Nam

Sau hai năm kể từ khi ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp Tác Công - Tư Xây Dựng Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Quản Lý Rác Thải Nhựa tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam), Tập đoàn SCG và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã tổ chức hội thảo đánh giá các kết quả hợp tác đã đạt được trong hai năm qua, đón thêm 24 thành viên mới, và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong những năm tới nhằm đóng góp thiết thực vào “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030” và “Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ.

C.P. VIỆT NAM TÀI TRỢ CÔNG TRÌNH CỨNG HÓA MẶT ĐÊ BIỂN TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE

Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú. Do cấu trúc địa hình nên Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông. Do đó việc đi lại, giao lưu kinh tế của huyện với các khu vực lân cận trở nên khó khăn.