UNILEVER VIỆT NAM ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY BAO BÌ TÁI SINH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải, công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo là yếu tố cần thiết mà Unilever Việt Nam không ngừng đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển bao bì nhựa tái sinh, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và nền kinh tế tuần hoàn vì môi trường.

Theo Ellen Macarthur Foundation, đến năm 2040, mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có tiềm năng tạo ra nhiều kết quả tích cực, như giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm, và tạo thêm 700.000 việc làm mới.

Một trong những yếu tố thúc đẩy mô hình này chính là thu gom và tái chế rác thải nhựa, biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, không còn tồn tại ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Bên cạnh việc phân loại và thu gom rác thải nhựa chưa thực sự đồng bộ, một nguyên nhân khác là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.

Việc áp dụng PCR trong sản xuất bao bì mang lại nhiều thách thức nhất định. Việc chuyển sang vật liệu tái chế đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực đáng kể trong việc khôi phục chất lượng của nhựa đã qua sử dụng để đảm bảo về mặt thiết kế, màu sắc, hình dáng, chất lượng cho bao bì nhựa PCR.

Một thách thức khác mà doanh nghiệp thường gặp phải là nguồn cung PCR ổn định. Đồng thời, việc chuyển sang nhựa PCR sẽ đòi hỏi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn mới cần được thiết lập.

Trước những thử thách này, công nghệ và đổi mới là chìa khóa giúp Unilever Việt Nam giải quyết các rào cản trong quá trình thúc đẩy sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì, góp phần giảm nhựa nguyên sinh và tăng cường vòng tuần hoàn của nhựa.

Đầu tiên, việc áp dụng khoa học – công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển khả năng có thể tái chế của bao bì. Vậy nên bao bì sau khi đã qua sử dụng vẫn “sẵn sàng” cho quá trình tái chế về sau.

Bao bì nhựa tái sinh của các sản phẩm từ Unilever

Tiếp đến, công nghệ giúp thúc đẩy sự đổi mới trong thiết kế bao bì – nâng cao hiệu suất và giúp giảm trọng lượng, cho phép Unilever Việt Nam cắt giảm lượng nhựa dư thừa không cần thiết.

Đồng thời, các phép đo và phương pháp phân tích mới cũng cần được phát triển nhờ vào công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra chất lượng của bao bì được sản xuất từ nhựa tái sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh công nghệ của bản thân doanh nghiệp, Unilever Việt Nam còn cần phối hợp, tận dụng thế mạnh chuyên môn và công nghệ của đối tác trong chuỗi giá trị. Trong đó, Tái Chế Duy Tân là đối tác đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bao bì tái sinh của Unilever.

Bên trong nhà máy tái chế của Duy Tân

Là doanh nghiệp tái chế tiên phong tại Việt Nam, Tái Chế Duy Tân giúp Unilever xác định các giải pháp phù hợp để tái chế đầu – cuối. Cụ thể, nhà máy của Tái Chế Duy Tân hiện đang hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khoẻ, với năng lực sản xuất lên đến 100.000 tấn/năm.

Công ty áp dụng công nghệ hiện đại “Bottles to Bottles” – từ chai nhựa đã qua sử dụng, công ty sẽ thực hiện nhiều khâu từ xử lý và sản xuất ra các hạt nhựa tái sinh đảm bảo đầy đủ các điều kiện lý hóa về an toàn thực phẩm. Những hạt nhựa này có thể được thổi thành chai nhựa mới.

Đến nay, bao bì chai của sản phẩm từ nhiều nhãn hàng của Unilever Việt Nam đã và đang áp dụng nhựa PCR. Điển hình như chai của các sản phẩm Sunlight, Lux và Love Beauty & Planet đạt 100% PCR; nhiều sản phẩm khác cũng đã áp dụng nhựa PCR trong bao bì như: Dove, Lifebuoy, Sunsilk, Comfort, OMO...

“Tôi đánh giá cao các cam kết và nỗ lực bảo vệ môi trường của Unilever trong thời gian qua, đặc biệt là ký kết hợp tác hôm nay giữa Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa”, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM chia sẻ.

 

 

Các tin khác

UNILEVER VIỆT NAM VÀ TÁI CHẾ DUY TÂN KÝ KẾT HỢP TÁC THU GOM VÀ TÁI CHẾ 30.000 TẤN RÁC THẢI NHỰA

TP. Hồ Chí Minh, 14/03/2023 - Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân vừa tổ chức “Lễ Ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình Hợp tác Thu gom và Tái chế Nhựa” nhằm thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn. Hợp tác thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu của tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam về việc cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất, gia tăng khả năng tái chế của bao bì, đồng thời thu gom và xử lý lượng bao bì bán ra thị trường nhằm biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên tái tạo có ích cho nền kinh tế và đời sống, đồng thời giảm thiểu những nguy hại cho môi trường tự nhiên.

MONDELEZ KINH ĐÔ THUỘC TOP 50 DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Vừa qua, tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2023 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã vinh dự được trao giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 22, thuộc TOP 50 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022 – 2023.

Nestlé đặt mục tiêu phát thải ròng Net Zero vào năm 2050

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2023– Chia sẻ tại Diễn đàn Chuyển đổi số "Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn", ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen cho biết, phương pháp tiếp cận của Nestlé đối với vấn đề chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu là tìm kiếm trong xu hướng phát triển công nghệ bên ngoài những cơ hội có ý nghĩa mà Nestlé hoàn toàn hiểu rõ cũng như giúp Nestlé có thể tiết kiệm hoặc có được cơ hội tăng trưởng.

Nestlé được ghi nhận về nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu

Báo cáo “Forest 500” năm 2023 mới đây của Global Canopy đề cao tầm quan trọng của bảo vệ rừng đối với hành động thích ứng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời đánh giá về nỗ lực của 500 doanh nghiệp và định chế tài chính trên toàn cầu về góp phần chống nạn phá rừng. Trong đó, Tập đoàn Nestlé xếp hạng Top 3 doanh nghiệp cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn ngừa các nguy cơ phá rừng.

7.500 người tham gia Ngày hội đi bộ Nestlé MILO tại Nghệ An

Nghệ An, ngày 19 tháng 03 năm 2023 – Ngày hội đi bộ MILO 2023 đã chính thức khởi động tại tỉnh Nghệ An, thu hút sự tham gia của 7.500 người trên địa bàn tỉnh. Năm nay, sự kiện đánh dấu hành trình 10 năm Nestlé MILO đưa Ngày hội đi bộ đến với cộng đồng, chung tay cùng Sở Văn hóa & Thể thao, Sở Giáo dục & Đào tạo tại nhiều tỉnh thành và các sở ban ngành tiếp ý chí và năng lượng bền bỉ để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam năng động.

Nhìn lại năm 2022 của SABECO: Tăng tốc tiến đến tương lai bền vững

Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, 2022 còn là năm ghi dấu chuỗi bước tiến đột phá của SABECO trên hành trình kiến tạo những giá trị bền vững thông qua chiến lược phát triển 4C.

Home Credit hỗ trợ các gói vay lãi suất 0% tới phụ nữ vùng sâu, vùng xa

Dự án Home for Life của Home Credit hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ra mắt vào ngày 8/3 sau 3 tháng đầu tiên triển khai tại tỉnh Yên Bái.

Home Credit hai năm liên tiếp giành giải thưởng toàn cầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng

Tạp chí phân tích kinh doanh và tài chính toàn cầu The Global Economics (TGE) vừa công bố giải thưởng Best New “Buy Now Pay Later” Platform - Home PayLater.

Home Credit - FPT: Đẩy mạnh hợp tác chăm sóc khách hàng

Vừa qua tại Tp HCM, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tư vấn chiến lược và tài chính - ngân hàng quy tụ tại hội thảo “AI Conference 2023: Định hình tương lai trải nghiệm khách hàng” do FPT Smart Cloud tổ chức.

FRIESLANDCAMPINA VINH DỰ ĐẠT VỊ TRÍ TOP 3 CÔNG TY DANH TIẾNG NHẤT HÀ LAN

Tập đoàn Royal FrieslandCampina – đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… – tiếp tục đứng đầu danh sách 30 doanh nghiệp danh tiếng nhất Hà Lan.