Chiều 28/3, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD) phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Bill Possiel – Giám đốc bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26.
Việt Nam cũng đã cập nhât kết quả về Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) tại COP27, trong đó tăng mức giảm phát thải khí nhà kính từ 9% lên 15,8% với nguồn lực của quốc gia và từ 27% lên 43,5% với sự hỗ trợ quốc tế. Để đạt được những mục tiêu này, điều quan trọng đối với Việt Nam là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Báo cáo “Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050” được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% năng lượng tái tạo góp phần thực hiện NDC (100% RE MAP). Báo cáo đã xây dựng 3 kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050, bao gồm: Kịch bản phát triển thông thường (BAU), kịch bản 80% năng lượng tái tạo (80RE) và kịch bản 100% năng lượng tái tạo (100RE).
Theo kịch bản BAU, tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ tăng từ 65 lên 244 triệu tấn dầu tương đương đến năm 2050. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế vẫn còn sử dụng nhiên liệu hóa thạch (74%). Ngành Giao thông vận tải tăng trưởng từ 6 đến 7 lần so với mức hiện tại nhưng giống như tất cả các lĩnh vực khác, sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Tỷ trọng nhiệt điện trong phát điện giảm từ 60% xuống 42%, và các nguồn năng lượng tái tạo khi đó sẽ được khai thác để bù vào mức giảm của nhiệt điện. Trong cơ cấu của nhiệt điện, khí đốt sẽ thay thế than để trở thành công nghệ phát điện chủ đạo do không có nguồn nhiệt điện than mới nào được đưa vào hệ thống từ năm 2037 trở đi và 15 GW trong số các nhà máy than hiện có sẽ ngừng hoạt động.
Trong kịch bản 100RE, mức tiêu thụ năng lượng tăng lên 223 triệu tấn dầu tương đương vào năm 2050, thấp hơn 8% so với kịch bản BAU, nhờ đạt được mức hiệu suất năng lượng cao hơn ở tất cả các các ngành tiêu thụ. Tất cả các lĩnh vực chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo thông qua kết hợp giữa điện khí hóa và chuyển đổi sang nhiên liệu tái tạo. Trong hệ thống điện, 100% điện năng được sản xuất từ các nguồn tái tạo thay thế cho than và khí đốt. Quy mô công suất điện mặt trời và điện gió được mở rộng và được đảm bảo dự phòng bằng các hệ thống pin lưu trữ có dung lượng cao. Năng lực truyền tải của lưới điện cao hơn tới 8 lần so với trong kịch bản BAU.
Kịch bản 80RE có các xu hướng phát triển tương tự với kịch bản 100RE, ngoài điểm khác biệt là cho phép duy trì khoảng 20% mức tiêu thụ năng lượng từ nguồn hóa thạch vào năm 2050. Với tỷ lệ về hiệu quả năng lượng chỉ thấp hơn một chút so với kịch bản 100RE, mức tiêu thụ vào năm 2050 tăng lên 229 triệu tấn dầu tương đương, thấp hơn 6% so với kịch bản BAU. Có 52 GW công suất phát điện bằng khí đốt sẽ vẫn duy trì hoạt động trong hệ thống điện cùng với 9 GW than. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện tăng lên 86%. Công suất truyền tải điện trong kịch bản này cao gấp 6 lần so với trong kịch bản BAU.
Tổng yêu cầu đầu tư năng lượng cho toàn nền kinh tế cao nhất đối với kịch bản BAU ở mức 5.133 tỷ USD, thấp nhất ở kịch bản 80RE là 3.817 tỷ USD (thấp hơn 26% so với kịch bản BAU), tiếp đó là kịch bản 100RE với mức tổng đầu tư là 4.089 tỷ USD (thấp hơn 20% so với kịch bản BAU). Kịch bản 80RE có mức đầu tư thấp nhất vì tránh chi phí chuyển đổi năng lượng ở một số lĩnh vực đòi hỏi chi phí chuyển đổi cao; các lĩnh vực này chỉ thực hiện chuyển đổi thành 100% năng lượng tái tạo trong kịch bản 100RE.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, báo cáo đã đưa ra các đề xuất chính sách nhằm khuyến khích và tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, tạo cơ chế ưu đãi để áp dụng các giải pháp về năng lượng tái tạo và tăng cường khả năng vận hành linh hoạt các nguồn điện, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và khuyến khích áp dụng xe điện và các loại hình vận tải chạy bằng nhiên liệu tái tạo.
Theo TNMT
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Thúc đẩy quyền của phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp hơn bao giờ hết, hướng đến sự thay đổi tích cực trong bình đẳng và bao trùm về giới trên toàn cầu. Tôn trọng và ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trở thành giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp và tổ chức đang theo đuổi.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải, công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo là yếu tố cần thiết mà Unilever Việt Nam không ngừng đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển bao bì nhựa tái sinh, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và nền kinh tế tuần hoàn vì môi trường.
TP. Hồ Chí Minh, 14/03/2023 - Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân vừa tổ chức “Lễ Ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình Hợp tác Thu gom và Tái chế Nhựa” nhằm thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn. Hợp tác thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu của tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam về việc cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất, gia tăng khả năng tái chế của bao bì, đồng thời thu gom và xử lý lượng bao bì bán ra thị trường nhằm biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên tái tạo có ích cho nền kinh tế và đời sống, đồng thời giảm thiểu những nguy hại cho môi trường tự nhiên.
Vừa qua, tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2023 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã vinh dự được trao giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 22, thuộc TOP 50 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022 – 2023.
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2023– Chia sẻ tại Diễn đàn Chuyển đổi số "Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn", ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen cho biết, phương pháp tiếp cận của Nestlé đối với vấn đề chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu là tìm kiếm trong xu hướng phát triển công nghệ bên ngoài những cơ hội có ý nghĩa mà Nestlé hoàn toàn hiểu rõ cũng như giúp Nestlé có thể tiết kiệm hoặc có được cơ hội tăng trưởng.
Báo cáo “Forest 500” năm 2023 mới đây của Global Canopy đề cao tầm quan trọng của bảo vệ rừng đối với hành động thích ứng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời đánh giá về nỗ lực của 500 doanh nghiệp và định chế tài chính trên toàn cầu về góp phần chống nạn phá rừng. Trong đó, Tập đoàn Nestlé xếp hạng Top 3 doanh nghiệp cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn ngừa các nguy cơ phá rừng.
Nghệ An, ngày 19 tháng 03 năm 2023 – Ngày hội đi bộ MILO 2023 đã chính thức khởi động tại tỉnh Nghệ An, thu hút sự tham gia của 7.500 người trên địa bàn tỉnh. Năm nay, sự kiện đánh dấu hành trình 10 năm Nestlé MILO đưa Ngày hội đi bộ đến với cộng đồng, chung tay cùng Sở Văn hóa & Thể thao, Sở Giáo dục & Đào tạo tại nhiều tỉnh thành và các sở ban ngành tiếp ý chí và năng lượng bền bỉ để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam năng động.
Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, 2022 còn là năm ghi dấu chuỗi bước tiến đột phá của SABECO trên hành trình kiến tạo những giá trị bền vững thông qua chiến lược phát triển 4C.
Dự án Home for Life của Home Credit hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ra mắt vào ngày 8/3 sau 3 tháng đầu tiên triển khai tại tỉnh Yên Bái.