Dow (NYSE: Dow), gần đây đã cho ra mắt nền tảng công thức sơn kỹ thuật số mới hiện đã có mặt tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. DOW™ Paint Vision cung cấp các khả năng dựa trên dữ liệu giúp đơn giản hóa quy trình pha chế và đẩy nhanh sự đổi mới, sáng tạo trong ngành sơn và chất phủ.
Dow Paint Vision sử dụng công nghệ mới nhất để sắp xếp hợp lý hóa quy trình pha chế, giúp dễ dàng tạo ra các giải pháp mới chỉ trong vài phút. Nền tảng này liên kết chuyên môn nhiều thập kỷ về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển với hàng nghìn điểm dữ liệu được thu thập từ các phòng thí nghiệm của Dow, đồng thời kết hợp chúng với các xu hướng mới nhất về tính bền vững và nhu cầu của người tiêu dùng.
Được thiết lập và có sự hỗ trợ của các nhà khoa học của Dow, Paint Vision là một nền tảng dịch vụ kỹ thuật số hỗ trợ người dùng trên mọi khía cạnh, với khả năng truy cập nhanh chóng vào các nghiên cứu, mẫu sản phẩm mới nhất, cũng như nguồn lực đào tạo và hơn thế nữa, bao gồm:
Dave Speece, giám đốc kinh doanh bộ phận Dow Coating Materials, Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Công thức tốt hơn bắt đầu từ đam mê khám phá. Chúng tôi đang nỗ lực tích hợp các công cụ số tiên tiến để phát triển các khả năng mới nhằm đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo và cải thiện chất lượng trải nghiệm khách hàng. Khi làm việc trên nền tảng Paint Vision, các nhà pha chế công thức có thể tiết kiệm thời gian nghiên cứu và đào tạo cũng như dành nhiều thời gian hơn để đổi mới, sáng tạo."
Sau những thành công rực rỡ của các mùa INSEE Prize, năm 2023, INSEE Việt Nam chính thức khởi động một chặng đường tiếp theo của cuộc thi vào ngày 29/03/2023. Với mong muốn khơi nguồn sáng tạo của các bạn sinh viên trẻ ngành Xây dựng và Kiến trúc, từ đó xây dựng ước mơ bền vững thành hiện thực để hỗ trợ phát triển cộng đồng và tạo tiền đề vững chắc cho các thí sinh tham dự trên chặng đường phát triển nghề nghiệp tương lai, với tổng giải thưởng hơn 300 triệu đồng.
TPHCM, Việt Nam – Hôm nay, Dự án “Thúc đẩy Hợp tác Trường Đại học và Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ” (gọi tắt là BUILDIT), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được thực hiện bởi Đại học Bang Arizona và Chương trình STEM của Dow Việt Nam tổ chức vòng chung kết và trưng bày sản phẩm cuộc thi Dự án Đổi mới Sáng tạo Kỹ thuật eProjects. 7 đội thi của 37 sinh viên trình bày về dự án nguyên mẫu theo đề xuất của doanh nghiệp trước các sinh viên, giảng viên và các đại diện doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Trong chương trình eProjects được điều phối bởi BUILD-IT, các sinh viên, giảng viên và cố vấn từ Dow Việt Nam, Rockwell Automation, First Solar, Benkon và Gcalls, sinh viên đã phát triển các giải pháp độc đáo để giải quyết các thách thức về xử lý nước, giao thông vận tải, dịch vụ khách hàng, quy trình tái chế, thiết kế khuôn mẫu, du lịch, và đánh giá học tập số.
(Hà Nội, 17/3/2023 GMT 20:00): Bảo Việt - doanh nghiệp Việt đầu tiên chính thức được công nhận đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững trong nhóm Chỉ số Dow Jones Sustainability Indices. Đây là thành quả sau một thời gian dài chuẩn bị và nỗ lực hoàn thành bộ hồ sơ đánh giá bảng xếp hạng tính bền vững của doanh nghiệp toàn cầu (Corporate Sustainability Assessment - CSA) của S&P Global trong nhóm Chỉ số Dow Jones Sustainability Indices theo các tiêu chí và chuẩn mực khắt khe của bộ chỉ số này.
Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Thúc đẩy quyền của phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp hơn bao giờ hết, hướng đến sự thay đổi tích cực trong bình đẳng và bao trùm về giới trên toàn cầu. Tôn trọng và ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trở thành giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp và tổ chức đang theo đuổi.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải, công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo là yếu tố cần thiết mà Unilever Việt Nam không ngừng đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển bao bì nhựa tái sinh, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và nền kinh tế tuần hoàn vì môi trường.
TP. Hồ Chí Minh, 14/03/2023 - Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân vừa tổ chức “Lễ Ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình Hợp tác Thu gom và Tái chế Nhựa” nhằm thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn. Hợp tác thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu của tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam về việc cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất, gia tăng khả năng tái chế của bao bì, đồng thời thu gom và xử lý lượng bao bì bán ra thị trường nhằm biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên tái tạo có ích cho nền kinh tế và đời sống, đồng thời giảm thiểu những nguy hại cho môi trường tự nhiên.
Vừa qua, tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2023 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã vinh dự được trao giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 22, thuộc TOP 50 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022 – 2023.
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2023– Chia sẻ tại Diễn đàn Chuyển đổi số "Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn", ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen cho biết, phương pháp tiếp cận của Nestlé đối với vấn đề chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu là tìm kiếm trong xu hướng phát triển công nghệ bên ngoài những cơ hội có ý nghĩa mà Nestlé hoàn toàn hiểu rõ cũng như giúp Nestlé có thể tiết kiệm hoặc có được cơ hội tăng trưởng.