Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và câu chuyện chuyển đổi của Nestlé Việt Nam

Hoạt động của con người và phát triển kinh tế trong những năm qua gây ra sự mất cân bằng tự nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp như Nestlé Việt Nam đã chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn từ khâu thiết kế sản phẩm đến việc biến chất thải thành nguồn nguyên liệu giá trị, nhằm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên.

Tại Hội nghị Phát triển Bền vững 2023 với chủ đề “Con đường màu xanh” quy tụ các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đi đầu về kinh doanh có trách nhiệm, được tổ chức vào chiều 13/04 tại Tp.HCM, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam chia sẻ, ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên đang phá vỡ vòng tuần hoàn tái tạo tự nhiên và gây biến đổi khí hậu. Hoạt động của con người và doanh nghiệp là tác nhân gây ra các vấn đề này.

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam, chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn tại Hội nghị Phát triển Bền vững 2023 ngày 13-4

Để giải quyết thực trạng này, cần thiết phải dịch chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính (khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất nguyên vật liệu và sản phẩm, bán ra thị trường và thải rác ra môi trường) sang mô hình kinh tế tuần hoàn (sản xuất, tiêu dùng và tái chế nhằm tăng vòng đời của nguyên liệu và sản phẩm) nhằm giúp giảm khai thác tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông Binu Jacob cho rằng doanh nghiệp nên tiên phong chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn để đảm bảo phát triển bền vững, hạn chế tác động đến môi trường cũng như đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng và tuân thủ các quy định về môi trường.

Cát thải lấy từ lò hơi trong sản xuất cà phê được dùng để tạo ra gạch không nung phục vụ cho các công trình xây dựng - ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam chia sẻ

Khảo sát của công ty tư vấn Bain về Quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 cho thấy người tiêu dùng ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, Philippines, Indonesia, quan tâm về môi trường và xã hội nhiều hơn so với các nước phát triển như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đáng chú ý, khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng tại Việt Nam đứng đầu danh sách về mong muốn doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi để phát triển bền vững. Trong khi đó, ở các nước như Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, người tiêu dùng kỳ vọng chính phủ giữ vai trò này. Kết quả khảo sát dựa trên ý kiến của gần 17.000 người tại 11 quốc gia.

Để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn cần đảm bảo 3 nguyên tắc, bắt đầu từ thay đổi thiết kế sản phẩm, gồm: Loại bỏ rác thải và ô nhiễm; tăng vòng đời sản phẩm và nguyên vật liệu; tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời, mô hình này cần được doanh nghiệp áp dụng trong 5 giai đoạn: Cải tiến thiết kế sản phẩm nhằm tăng khả năng tái chế và tái sử dụng; quá trình sản xuất hạn chế/ không tạo ra rác thải; tiêu dùng có trách nhiệm; quản lý rác thải; và biến chất thải thành nguồn nguyên liệu giá trị thông qua việc tái sử dụng và tái chế. Trong đó, khâu thiết kế đóng vai trò quan trọng vì có thể giúp giảm rác thải ngay từ lúc sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng.

Hiện nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đã chuyển đổi dần sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, Nestlé là một trong những doanh nghiệp tiên phong với các sáng kiến giúp giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên. Trong đó, các cải tiến thiết kế nhằm loại bỏ những phần bao bì không cần thiết, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, thay thế bằng nguyên liệu thân thiện môi trường đã giúp Nestlé Việt Nam giảm gần 2.500 tấn bao bì nhựa trong 2 năm (2021 - 2022). Đến nay, khoảng 94% bao bì sản phẩm của công ty được thiết kế có thể tái chế và tái sử dụng.

Một số sáng kiến của Nestlé Việt Nam có thể kể đến như sử dụng nhựa PE tái sinh cho bao bì sản phẩm NESCAFÉ, chuyển từ ống hút nhựa dùng một lần sang ống hút giấy đạt chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC) đối với toàn bộ sản phẩm uống liền. Hiện Nestlé Việt Nam cũng đang hướng đến sử dụng bao bì đơn lớp giúp tái chế dễ dàng hơn.

Trong sản xuất, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đã giúp tất cả các nhà máy của Nestlé Việt Nam đạt mục tiêu “Không chất thải chôn lấp ra môi trường” từ năm 2015, thông qua hoạt động thu gom, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải.

Hiện 100% bã cà phê sau sản xuất của Nestlé Việt Nam được tái sử dụng làm nguyên liệu sinh khối, giúp giảm tiêu thụ khí đốt và giảm thải khí CO2. Bùn thải không nguy hại từ hoạt động sản xuất sau khi được xử lý cũng dùng để sản xuất phân bón. Cát thải lấy từ lò hơi được cung cấp cho nhà sản xuất gạch không nung tại địa phương, phục vụ cho các công trình xây dựng.

Một khi sản phẩm đến tay người dùng, sự đón nhận và chung tay của người tiêu dùng đối với sản phẩm đến từ kinh tế tuần hoàn sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục chuyển đổi. Chính vì thế, Nestlé Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu dùng, bao gồm: Triển khai hàng loạt chương trình như "Nói không với nhựa dùng một lần", "Thu gom và phân loại bao bì đã qua sử dụng",..

Ngoài ra, theo ông Binu Jacob, sự hợp tác đa bên chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mô hình kinh tế tuần hoàn. Theo đó, công ty La Vie, thành viên của Tập đoàn Nestlé tại Việt Nam, đang hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thu gom và tái chế chai nhựa. Nestlé Việt Nam và La Vie cũng là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) - quy tụ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bao bì nhằm giúp quá trình thu gom và tái chế bao bì thực hiện theo cách dễ tiếp cận, bền vững hơn.

Các tin khác

HEINEKEN Vietnam tiếp tục nỗ lực bảo tồn nguồn nước tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Phú Thọ, ngày 14 tháng 04 năm 2023 - HEINEKEN Vietnam cùng với các đối tác WWF-Việt Nam, và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn nguồn nước tại các lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Tiền. Theo đó, hôm nay công ty cùng các đối tác đã thực hiện trồng lại 1.000 cây gỗ lớn tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.

DELOITTE VÀ HIỆP HỘI BÓNG ĐÁ NHẬT BẢN ĐỒNG HÀNH CÙNG LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 10/04/2023 – Hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973 – 2023), Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Deloitte Tohmatsu (gọi tắt là DTFA) và Hiệp hội Bóng đá Nhật Bản (gọi tắt là JFA) tổ chức sự kiện giao lưu với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam. Sự kiện được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản.

Dow cho ra mắt nền tảng công thức sơn kỹ thuật số mới: Paint Vision

Tích hợp trí tuệ nhân tạo và khả năng dự đoán để chuyển đổi phát triển sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh công cuộc đổi mới, sáng tạo và hợp tác với khách hàng dễ dàng hơn.

INSEE PRIZE 2023 - 15 năm đồng hành cùng thế hệ sinh viên tài năng

Sau những thành công rực rỡ của các mùa INSEE Prize, năm 2023, INSEE Việt Nam chính thức khởi động một chặng đường tiếp theo của cuộc thi vào ngày 29/03/2023. Với mong muốn khơi nguồn sáng tạo của các bạn sinh viên trẻ ngành Xây dựng và Kiến trúc, từ đó xây dựng ước mơ bền vững thành hiện thực để hỗ trợ phát triển cộng đồng và tạo tiền đề vững chắc cho các thí sinh tham dự trên chặng đường phát triển nghề nghiệp tương lai, với tổng giải thưởng hơn 300 triệu đồng.

Dự án USAID BUILD IT và Chương trình STEM USAID của Dow Việt Nam kết nối doanh nghiệp với kỹ sư trẻ

TPHCM, Việt Nam – Hôm nay, Dự án “Thúc đẩy Hợp tác Trường Đại học và Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ” (gọi tắt là BUILDIT), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được thực hiện bởi Đại học Bang Arizona và Chương trình STEM của Dow Việt Nam tổ chức vòng chung kết và trưng bày sản phẩm cuộc thi Dự án Đổi mới Sáng tạo Kỹ thuật eProjects. 7 đội thi của 37 sinh viên trình bày về dự án nguyên mẫu theo đề xuất của doanh nghiệp trước các sinh viên, giảng viên và các đại diện doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Trong chương trình eProjects được điều phối bởi BUILD-IT, các sinh viên, giảng viên và cố vấn từ Dow Việt Nam, Rockwell Automation, First Solar, Benkon và Gcalls, sinh viên đã phát triển các giải pháp độc đáo để giải quyết các thách thức về xử lý nước, giao thông vận tải, dịch vụ khách hàng, quy trình tái chế, thiết kế khuôn mẫu, du lịch, và đánh giá học tập số.

Bảo Việt - Doanh nghiệp Việt đầu tiên chính thức được công nhận đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững trong nhóm Chỉ số Dow Jones Sustainability Indices-DJSI

(Hà Nội, 17/3/2023 GMT 20:00): Bảo Việt - doanh nghiệp Việt đầu tiên chính thức được công nhận đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững trong nhóm Chỉ số Dow Jones Sustainability Indices. Đây là thành quả sau một thời gian dài chuẩn bị và nỗ lực hoàn thành bộ hồ sơ đánh giá bảng xếp hạng tính bền vững của doanh nghiệp toàn cầu (Corporate Sustainability Assessment - CSA) của S&P Global trong nhóm Chỉ số Dow Jones Sustainability Indices theo các tiêu chí và chuẩn mực khắt khe của bộ chỉ số này.

Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050

Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.

Chủ tịch VBCSD: Tiếp nối vai trò dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp PTBV trong nhiệm kỳ mới

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).

Unilever Việt Nam nắm bắt xu hướng tiêu dùng toàn cầu hướng đến phụ nữ

Thúc đẩy quyền của phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp hơn bao giờ hết, hướng đến sự thay đổi tích cực trong bình đẳng và bao trùm về giới trên toàn cầu. Tôn trọng và ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trở thành giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp và tổ chức đang theo đuổi.

UNILEVER VIỆT NAM ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY BAO BÌ TÁI SINH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải, công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo là yếu tố cần thiết mà Unilever Việt Nam không ngừng đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển bao bì nhựa tái sinh, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và nền kinh tế tuần hoàn vì môi trường.