TPHCM, 13/07/2023 - Định nghĩa về thành công của doanh nghiệp ngày nay đã thay đổi khi xã hội không chỉ nhìn vào các chỉ số kinh tế, mà còn nhìn vào những yếu tố của doanh nghiệp đó có ảnh hưởng như thế nào đến bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội, cùng lợi ích cộng đồng.
Tại hội thảo tập huấn cho các cơ quan truyền thông về phát triển bền vững do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD, thuộc VCCI) tổ chức ngày 13/7, các diễn giả, doanh nghiệp (DN) và cơ quan báo chí đều cho rằng, phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một sự lựa chọn tất yếu đối với các doanh nghiệp để phát triển bền vững.
Toàn cảnh hội thảo
Bởi vì, kinh doanh truyền thống, kinh doanh vị lợi nhuận (business as usual) đã không còn là một lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, DN cần chuyển đổi sang kinh doanh "vị tự nhiên" (nature positive business). Đây là một khái niệm mới đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng DN toàn cầu.
Các DN trên thế giới hiện nay không chỉ tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong phạm vi DN mình, mà họ đang quan tâm và dành nguồn lực, đầu tư cho việc tăng cường sự tham gia và nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp, các bên liên quan trong chuỗi giá trị của DN, từ đó tạo thành một hệ sinh thái bền vững của DN.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD, DN cần chuyển đổi tư duy kinh doanh. Kinh doanh vị tự nhiên hiểu đơn giản là phương thức kinh doanh tạo những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên, từ đó DN không chỉ giúp bảo vệ môi trường, đóng góp vào ứng phó biến đổi khí hậu mà còn tạo ra tăng trưởng trong dài hạn cho chính DN. Thúc đẩy mô hình KTTH, chuyển dịch năng lượng công bằng, cắt giảm phát thải carbon đều là những hướng đi của DN chọn kinh doanh "vị tự nhiên".
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD
Tiếp đến, cần thúc đẩy trách nhiệm giải trình (accountability) bởi đây là một xu thế đang được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá là một trong những tiêu chuẩn cốt lõi của quản trị công ty tốt và luôn song hành cùng tính minh bạch và công bố thông tin.
Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, hiện nay Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) đang nỗ lực thúc đẩy thiết lập một hệ thống giải trình toàn cầu hướng tới mục tiêu net zero. Theo WBCSD, việc xây dựng hệ thống này căn cứ trên chính nhu cầu của DN cần một hệ thống giải trình giúp DN có thể đánh giá những đóng góp của họ trong hành động ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, giúp xây dựng kế hoạch chuyển đổi và báo cáo thông tin đến các bên liên quan; giúp thu hút đầu tư hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu của DN.
Về vấn đề trách nhiệm giải trình, VCCI/VBCSD đã đi tiên phong từ rất sớm trong việc xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI), không chỉ làm thước đo đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia chương trình CSI hàng năm, mà trên hết CSI hướng đến mục tiêu làm công cụ hỗ trợ DN Việt Nam thực hiện quản trị DN bền vững hiệu quả hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, lập báo cáo bền vững, báo cáo theo khung ESG (môi trường-xã hội-quản trị) một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, cần chú trọng đến chuyển đổi số, phát triển các giải pháp công nghệ mới cần song hành để thúc đẩy quá trình "chuyển đổi xanh" mạnh mẽ hơn, nhanh hơn.
Đối với người dân và xã hội nói chung, các ý kiến đều cho rằng cần chuyển đổi tư duy trong lối sống, lối tiêu dùng, từ "xám" sang "xanh". Đến năm 2050, ước tính với quy mô dân số khoảng 10 tỷ người, thì những cá nhân được đào tạo và có lối tiêu dùng bền vững sẽ đóng góp đáng kể vào nỗ lực giảm thải, nâng cao mức độ hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thực hành các hành động thân thiện với môi trường trong xã hội và trong các lĩnh vực khác nhau.
Về vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước, cần chuyển đổi tư duy hoạch định xây dựng chính sách, tư duy quản lý, tư duy giám sát nhằm hướng tới đưa phát triển bền vững vào sâu trong "hơi thở" của chính sách, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho DN theo đuổi thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
PGS.TS. Nguyễn Công Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế-quản lý tài nguyên và môi trường (Trường ĐH Kinh tế quốc dân), thành viên tổ chuyên gia tư vấn Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH cho rằng, cần nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của KTTH để phát triển bền vững tới DN, cộng đồng, người dân. Theo đó, chỉ rõ KTTH khi thực hiện sẽ giúp đạt được rất nhiều mục tiêu, như phát triển kinh tế tốt hơn, giảm thiểu phát thải, giảm chi phí cho DN, giảm giá thành cho người tiêu dùng, tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ sở...
PGS.TS. Nguyễn Công Thành cho rằng, cần nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của KTTH để phát triển bền vững tới DN, cộng đồng, người dân
Về vĩ mô, cần hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và gỡ bỏ các rào cản chính sách, pháp luật; đẩy mạnh đầu tư, liên kết, hợp tác và giám sát trong thực hiện KTTH và thúc đẩy đổi mới sáng tạo phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, tiêu dùng thuộc ngành, lĩnh vực, vùng, miền và địa phương.
Dưới góc nhìn một doanh nghiệp, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và truyền thông tại Nestlé Việt Nam đánh giá, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách để thúc đẩy cho tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa những chính sách này để phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng.
Cụ thể, để triển khai nền KTTH cần có những giải pháp cụ thể từ vĩ mô đến vi mô, như thực thi các chiến lược, chính sách, ưu đãi để thúc đẩy đầu tư xanh trong nông nghiệp; xây dựng khuôn khổ pháp lý, hướng dẫn và quy định liên quan đến giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị; thiết lập hệ thống dữ liệu, công cụ đo lường, kiểm soát, báo cáo phát thải và hoạt động kiểm toán/xác thực cho các phạm vi phát thải....
Chia sẻ về nhận thức tầm quan trọng của phát triển bền vững của Nestle' Việt Nam, ông Khuất Quang Hưng cho biết, từ năm 2015 tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu "Không rác thải chôn lấp ra môi trường". Trong đó, nhiều sáng kiến mô hình kinh tế tuần hoàn được công ty áp dụng nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên. Hệ thống xử lý nước đã giúp công ty tái sử dụng 60-65% tổng lượng nước thải. Các chất thải (bã cà phê, cát thải từ lò hơi,…) từ sản xuất đều được tận dụng để trở thành năng lượng xanh, hoặc nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm khác...
Nestle' Việt Nam đã đưa ra giải pháp rất độc đáo và hiệu quả là "Giảm thải cacbon tại thượng nguồn chuối cung ứng". Theo ông Khuất Quang Hưng, là một DN sản xuất nên để thực hiện mô hình KTTH, Nestle' quan tâm từ nhà cung cấp, tại cơ sở sản xuất kinh doanh đến việc phân phối tiêu dùng đến bao bì sau sử dụng.
Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và truyền thông tại Nestlé Việt Nam cho biết, từ năm 2015 tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu "Không rác thải chôn lấp ra môi trường"
Đặc biệt, phát thải từ hoạt động nông nghiệp, khâu nguyên liệu đầu vào (thượng nguồn ) chiếm hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của tập đoàn nên Nestle' đã tập trung đầu tư cho giảm phát thải từ khâu sản xuất. Theo đó, để giảm phát thải tại thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé triển khai 2 giải pháp chiến lược là thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và bảo tồn, tái tạo rừng.
Nông nghiệp tái sinh của Nestle' Việt Nam được cụ thể hóa bằng chương trình NESCAFÉ PLAN đã triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011 đã đem lại những tác động tích cực cho môi trường và lợi ích về kinh tế cho người nông dân, như: 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C; 65% vườn cà phê áp dụng mô hình xen canh và nông lâm kết hợp; phân phối hơn 73 triệu cây giống chất lượng cao giúp tái canh hơn 73.000 ha diện tích cà phê già cỗi (tính đến tháng 7/2023).
Chương trình NESCAFÉ PLAN cũng đã giảm 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học nhờ sử dụng phân ủ vi sinh từ vỏ cà phê và chất thải từ gia cầm và gia súc. Giúp 90% nông dân sử dụng phương pháp cây che phủ tự nhiên, phương pháp làm cỏ bằng máy và sử dụng lớp phủ (bổi) được ưu tiên sử dụng. Phối hợp cùng đối tác xây dựng và phát triển công cụ đo lường và kiểm soát phát thải khí nhà kính cho người nông dân trong canh tác cà phê.
Đại diện cho một DN bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Truyền thông và đối Ngoại, Công ty TNHH AEON Việt Nam chia sẻ, nhận thức được tầm quan trọng của KTTH sẽ giúp các DN định vị và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của mình theo hướng phát triển bền vững. Là một DN bán lẻ hiện đại, AEON Việt Nam hướng đến người tiêu dùng và đồng hành cùng người tiêu dùng giúp họ thay đổi nhận thức về vai trò của bảo vệ môi trường.
Đơn cử như tại AEON Việt Nam đã không sử dụng túi niylon trong các hoạt động của mình. Để tạo thói quen và giúp người tiêu dùng làm quen với chương trình này, AEON Việt Nam đã thiết kế túi môi trường vừa đáp ứng công năng cho người nội trợ, vừa giảm giá cả, vừa thiết kế nhiều mẫu mã, tính tiện dụng từ đó người tiêu dùng mới dần dần bỏ thói quen sử dụng túi nilon.
Hay Home Credit, là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, cũng là đơn vị tiên phong đưa ra gói vay lãi suất thấp cho các sản phẩm cho vay trả góp mua xe máy điện và mua hàng gia dụng, đặc biệt là với những hàng hóa thân thiện môi trường.
Các đại diện chia sẻ tại tọa đàm trong chương trình
Cũng trong khuôn khổ Chương trình, đoàn đại biểu đã thăm quan nhà máy Nestlé Trị An và tham khảo mô hình xử lý nước, xử lý chất thải trong sản xuất cafe tại đây.
Ngày 29/06/2023 vừa qua, INSEE Việt Nam vinh dự được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức ở hai hạng mục Nhà lãnh đạo E-S-G và Doanh nghiệp tiêu biểu tối ưu sử dụng nguyên vật liệu thay thế hiệu quả.
Tháng 6 năm 2023, đại diện AES Việt Nam đã trao học bổng Năng lượng tương lai AES cho 05 sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng tại trường Đại học Phan Thiết. Hoạt động nằm trong chương trình học bổng thường niên do AES Việt Nam triển khai từ năm 2017 nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam ngày càng tăng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2023 - Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) hợp tác cùng đối tác Mang lưới Doanh nghiệp Việt Nam Hỗ trợ Phát triển Quyền năng Phụ nữ ( VBCWE) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp VBCWE 2023: Văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm – thành tố quan trọng trong phát triển bền vững ESG”. Tham dự Diễn đàn có đại diện Đại sứ quán Úc và gần 150 các nhà lãnh đạo đoanh nghiệp, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các thành viên trong mạng lưới của VCBWE và VBCSD. Họ là đại diện cho những nhà lãnh đạo và tổ chức đang quan tâm và thực hành thúc đẩy DE&I tại Việt Nam. Diễn đàn là dịp VBCWE tổng kết kết quả 5 năm thực hiện GD&I tại các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý cùng thảo luận chia sẻ mục tiêu và thực tiễn thành công trong phát triển bền vững ESG của doanh nghiệp với giá trị của Văn hóa Đa dạng, bình đẳng và bao trùm (DE&I) trong các doanh nghiệp.
Nhờ những nỗ lực và giải pháp tối ưu trong việc quản lý rủi ro, Home Credit được đánh giá là một công ty phát triển bền vững với thành tích đổi mới và chuyển đổi đã chứng minh.
Chuyến thăm của Phó chủ tịch Hạ viện Czech và đoàn công tác trùng với dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Home Credit Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Czech trong việc xây dựng quan hệ với Việt Nam cũng như sự đầu tư của doanh nghiệp Czech tại đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2023 - HEINEKEN Việt Nam hôm nay ra mắt Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2022, đánh dấu năm thứ 9 công ty theo dõi và báo cáo những bước tiến của mình trên hành trình phát triển bền vững “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.
Với chiến lược phát triển bền vững, linh hoạt, HDBank đã đứng vững trước những “rung lắc” của nền kinh tế và trên các thị trường thời gian qua.
Hướng tới mục tiêu không phát thải khí nhà kính trong toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh trước năm 2050, Mondelez Kinh Đô Việt Nam triển khai việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại 2 nhà máy ở tỉnh Hưng Yên và Bình Dương, đánh dấu bước tiến mới trong mục tiêu xây dựng doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ phát triển bền vững của Mondelez Kinh Đô tại Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2023 – Nestlé Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con” với sự tham dự của chuyên gia và các khách mời. Hội thảo được tổ chức nhằm mang tới cho các mẹ những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực dinh dưỡng, đồng thời giới thiệu sản phẩm sữa mát NAN Optipro Plus 4 với công thức vượt trội từ Thụy Sĩ kết hợp giữa phức hợp quý 5HMO, 100 triệu lợi khuẩn Bifidus BL và Đạm Optipro với hơn 40 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, chứng minh hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường đề kháng.
Tp. HCM, ngày 02 tháng 06, 2023 - Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đang hướng đến các giải pháp phát triển bền vững và có trách nhiệm hơn. Tại Việt Nam, Nestlé tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi, áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập, hướng đến ngành nông nghiệp bền vững, phát thải thấp.