Cùng mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050 trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia, HEINEKEN Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tham vọng đạt tác động môi trường bằng “0” vào năm 2025 thông qua 3 lộ trình cụ thể: phát thải ròng bằng “0” (Net Zero), tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và bảo tồn nguồn nước.
Phát thải ròng bằng 0
Vào năm 2022, HEINEKEN Việt Nam đã ghi nhận 96% năng lượng tái tạo sử dụng trong sản xuất, đồng thời đạt mức phải thải giảm đến 87% so với năm 2018.
Theo đó, doanh nghiệp đã hoàn thành chỉ tiêu sử dụng nhiệt năng tái tạo để nấu bia tại toàn bộ 6/6 nhà máy bia với lò hơi sinh khối được đưa vào hoạt động tại nhà máy Quảng Nam. Trong lúc chờ đợi những giải pháp triệt để, doanh nghiệp cũng đã tiến hành mua các Chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EAC) cho 100% lượng điện năng tiêu thụ trong sản xuất nhằm khẳng định nhu cầu sử dụng và ủng hộ sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực điện năng tái tạo.
Bên cạnh đó, những sáng kiến như lắp đặt những tấm vòm trong suốt để tận dụng ánh sáng tự nhiên tại nhà máy bia giúp giảm điện năng dùng để chiếu sáng, hay chính sách làm việc linh hoạt giúp giảm phát thải từ việc di chuyển đều góp phần vào nỗ lực hiện thực hóa tham vọng lớn của doanh nghiệp và song hành cùng mục tiêu quốc gia.
Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn
Từ năm 2021, HEINEKEN Việt Nam đã hiện thực hóa tham vọng không còn rác thải chôn lấp trong quy trình sản xuất. Tại các nhà nhà máy bia, mô hình kinh tế tuần hoàn được ứng dụng gần như triệt để đối với bao bì: mỗi chai bia, thùng giấy, két nhựa, nắp lon được “sống” nhiều vòng đời, trước khi gia nhập chu trình tái chế. Trong báo cáo Phát triển Bền vững lần thứ 9 vừa công bố, HEINEKEN Việt Nam đã ghi nhận 98% chai bia được đổi trả và tái sử dụng hơn 30 lần; cùng 98% két nhựa được doanh nghiệp tái sử dụng trong vòng 5-10 năm trước khi tái chế. Riêng trong năm 2022, HEINEKEN Việt Nam cũng đã tiết kiệm đến 999 tấn giấy nhờ giảm độ dày bên trong thùng carton, và tiết kiệm đến 35.000 tấn nhôm/năm nhờ sáng kiến giảm độ dày giấy bên trong cuộn nhôm.
Tại các sự kiện, thông qua mô hình Greener Bar, HEINEKEN Việt Nam đã cùng người tiêu dùng thu gom 50,000 lon bia để đem đi tái chế, đồng thời đưa 100% các vật liệu từ két nhựa, pallet gỗ đến vỏ chai Heineken dùng để lắp đặt quầy bar vào quy trình tái sử dụng.
Bên cạnh đó, toàn bộ phụ phẩm & phế phẩm từ quá trình nấu bia được doanh nghiệp tận dụng triệt để cho mục đích nông nghiệp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ước tính để sản xuất 1 lít bia, lượng nước thải bỏ khoảng 3-10 lít, trong đó chất thải khô sau khi lắng tụ (gọi là bùn thải bia) chiếm khoảng 10%. Tại HEINEKEN Việt Nam, lượng bùn này được chuyển cho nông dân để làm thức ăn gia súc và phân bón cây trồng. Bình quân mỗi năm, doanh nghiệp thu mua 40.000 tấn phế phẩm nông nghiệp để tạo năng lượng sinh khối, mang lại thu nhập tương đương 52,6 tỷ đồng cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế khu vực.
Bảo tồn nguồn nước
Với chiến lược toàn diện trong bảo tồn nguồn, HEINEKEN Việt Nam tiếp tục đến gần hơn với tham vọng bù hoàn 100% lượng nước vào năm 2025 - có nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ hoàn trả lại thiên nhiên lượng nước tương ứng với lượng nước sử dụng trong sản phẩm.
Cùng WWF-Việt Nam và các đối tác, HEINEKEN Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình hợp tác nhằm bảo tồn 3 tỷ lít nước/năm tại các lưu vực sông trọng điểm từ 2022 đến 2025 với mức đầu tư 30 tỷ đồng. Không chỉ giúp cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống tại địa phương, chương trình còn trang bị những kiến thức thực tiễn cho người dân để cùng chung tay hành động bảo tồn nguồn nước của quốc gia.
Tại các nhà máy bia, các hệ thống tuần hoàn nước được lắp đặt để đảm bảo 100% nước đã được xử lý an toàn và hoàn trả về thiên nhiên. Đặc biệt, tại nhà máy HEINEKEN Vũng Tàu, 15% nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng ở các khâu sản xuất không liên quan đến sản phẩm. Hiện tại, HEINEKEN Việt Nam đang đứng đầu về hiệu suất sử dụng nước so với các nhà máy bia HEINEKEN trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với hiệu suất 2,42 hl/hl.
Tiên phong cùng tham vọng tác động môi trường bằng “0”, HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh những lộ trình cụ thể thông qua hành động thiết thực. Trước những thử thách còn tồn động như chính sách tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn lực cho kinh tế tuần hoàn, công ty đang tiếp tục kêu gọi sự chung tay hành động từ cộng đồng doanh nghiệp nhằm nhân rộng những giá trị thiết thực trên hành trình phát triển bền vững và hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.
Nhãn hàng Lifebuoy từ Unilever Việt Nam và Hội Nhi khoa Việt Nam (VNPA) đã chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” giai đoạn 2023 - 2025 thông qua Lễ ký kết hợp tác chiến lược Unilever - Hội Nhi Khoa Việt Nam.
Unilever Việt Nam vừa được vinh danh tại “Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Tiêu biểu” (Corporate Sustainability Awards – CSA) cho hạng mục “Tiên phong trong Kinh tế Tuần hoàn” do Nhịp Cầu Đầu Tư thực hiện nhờ vào những nỗ lực thúc đẩy vòng tuần hoàn của nhựa trong sản xuất và đời sống. Trước đó, doanh nghiệp cũng được ghi nhận tại The Great Awards của Britcham với những đóng góp cho môi trường kinh doanh của đất nước và các cam kết dài hạn về phát triển bền vững trong hành trình 28 năm vận hành tại Việt Nam.
Tiếp nối thành công của hợp tác giữa Unilever và Bộ Y tế trong 15 năm qua trong việc cải thiện sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho người dân, hai bên vừa ký kết chương trình hợp tác chiến lược “Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững” từ nay đến năm 2028. Với nhiều nhiệm vụ trọng tâm, chương trình hợp tác được kỳ vọng góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh, sức khỏe cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường y tế bền vững tại Việt Nam. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ chương trình “Mít tinh Hưởng ứng Ngày Vệ sinh Yêu nước Nâng cao Sức khỏe Nhân dân” do Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức.
Sáng ngày 20/7/2023, tại Hà Nội đã diễn ra "Chương trình truyền thông xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh quốc gia" do Hiệp hội thông tin, tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam tổ chức. Đây là chương trình thường niên được tổ chức từ năm 2015 đến nay. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc lan tỏa những giá trị về môi trường, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2023 – Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức Khỏe & Đời Sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế, tổ chức Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam tại Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Sau khảo sát dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS II), Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã công bố nhiều thực trạng dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em Việt, trong đó phát hiện không ít mối quan ngại về bữa sáng. Từ thực tiễn này, các chuyên gia lần đầu tiên chia sẻ câu chuyện 5 hiện trạng bữa sáng đang diễn ra, khuyến khích cha mẹ thay đổi thói quen để xây nền tảng dinh dưỡng vững vàng hơn cho con trẻ.
TPHCM, 13/07/2023 - Định nghĩa về thành công của doanh nghiệp ngày nay đã thay đổi khi xã hội không chỉ nhìn vào các chỉ số kinh tế, mà còn nhìn vào những yếu tố của doanh nghiệp đó có ảnh hưởng như thế nào đến bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội, cùng lợi ích cộng đồng.
Ngày 29/06/2023 vừa qua, INSEE Việt Nam vinh dự được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức ở hai hạng mục Nhà lãnh đạo E-S-G và Doanh nghiệp tiêu biểu tối ưu sử dụng nguyên vật liệu thay thế hiệu quả.
Tháng 6 năm 2023, đại diện AES Việt Nam đã trao học bổng Năng lượng tương lai AES cho 05 sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng tại trường Đại học Phan Thiết. Hoạt động nằm trong chương trình học bổng thường niên do AES Việt Nam triển khai từ năm 2017 nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam ngày càng tăng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2023 - Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) hợp tác cùng đối tác Mang lưới Doanh nghiệp Việt Nam Hỗ trợ Phát triển Quyền năng Phụ nữ ( VBCWE) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp VBCWE 2023: Văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm – thành tố quan trọng trong phát triển bền vững ESG”. Tham dự Diễn đàn có đại diện Đại sứ quán Úc và gần 150 các nhà lãnh đạo đoanh nghiệp, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các thành viên trong mạng lưới của VCBWE và VBCSD. Họ là đại diện cho những nhà lãnh đạo và tổ chức đang quan tâm và thực hành thúc đẩy DE&I tại Việt Nam. Diễn đàn là dịp VBCWE tổng kết kết quả 5 năm thực hiện GD&I tại các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý cùng thảo luận chia sẻ mục tiêu và thực tiễn thành công trong phát triển bền vững ESG của doanh nghiệp với giá trị của Văn hóa Đa dạng, bình đẳng và bao trùm (DE&I) trong các doanh nghiệp.