Nestlé nỗ lực giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị

Không chỉ giảm phát thải trong sản xuất tại nhà máy, Nestlé Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu nguyên liệu đầu vào, chế biến và sản xuất, đến khi sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng và bao bì sau sử dụng.

Ngày 13/07, tại tọa đàm “Doanh nghiệp và Mục tiêu Net Zero: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các-bon” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD-VCCI) tổ chức, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, công ty Nestlé Việt Nam, cho biết Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Theo lộ trình Nestlé đưa ra, tập đoàn sẽ giảm 20% phát thải vào năm 2025, 50% vào năm 2030, và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Là công ty hàng đầu về thực phẩm, trong chuỗi cung ứng của Nestlé, phát thải từ hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của tập đoàn. Điều này cho thấy phần lớn lượng phát thải đến từ thượng nguồn chuỗi giá trị, tức từ khâu sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thực phẩm. Vì vậy, để đạt được các bước tiến trong việc thực hiện cam kết Net Zero, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với 2 cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, gồm: Thúc đẩy nông nghiệp tái sinh; và bảo tồn, tái tạo rừng. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện các sáng kiến và chương trình giảm phát thải trong sản xuất và trong vận tải hàng hóa.

Theo chia sẻ của ông Khuất Quang Hưng, mô hình nông nghiệp tái sinh của Nestlé tập trung vào việc phục hồi đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đất trồng, bảo tồn nguồn nước, kết hợp các phương pháp trồng xen canh đa dạng và tích hợp với chăn nuôi, và tạo cảnh quan bền vững. Trong lĩnh vực cà phê, mô hình này đang được Nestlé triển khai thông qua chương trình Nescafé Plan, hướng đến giảm phát thải nhà kính, tăng thu nhập của người nông dân và đóng góp cho cộng đồng. Tại Việt Nam, phương thức nông nghiệp tái sinh được chia sẻ đến người nông dân trồng cà phê trong khuôn khổ Nescafé Plan đã được triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011.

Ông Khuất Quang Hưng chia sẻ đến báo chí về mô hình kinh tế tuần hoàn tại nhà máy Nestlé Trị An (Đồng Nai) ngày 12-07

Nestlé đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% hạt cà phê cung ứng cho tập đoàn được canh tác có trách nhiệm, 20% hạt cà phê được thu hoạch từ các nông trại canh tác theo mô hình nông nghiệp tái sinh; và đến năm 2030, tỷ lệ này đạt 50% và đồng thời giảm phát thải 50% khí nhà kính (so với năm 2018). Việt Nam hiện là một trong những nguồn cung cà phê xanh lớn nhất cho tập đoàn Nestlé.

Từ năm 2011 cho đến nay, dự án Nescafé Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học. Nestlé Việt Nam đang phối hợp với đối tác xây dựng và phát triển công cụ đo lường và kiểm soát phát thải khí nhà kính cho người nông dân trong canh tác cà phê.

Cán bộ của Nestlé Việt Nam chia sẻ kỹ thuật canh tác cà phê bền vững với người nông dân tham gia dự án Nescafé Plan

Sản xuất cà phê tại nhà máy Nestlé Trị An, Đồng Nai

Nhằm bảo tồn và tái tạo rừng, Nestlé tập trung vào 3 nỗ lực chính: Nguồn cung không gây mất rừng, bảo tồn và tái tạo rừng, và cảnh quan bền vững. Theo đó, Nestlé nỗ lực thẩm định/ đánh giá tình trạng và tính hợp pháp của các nông trại, trao giấy chứng nhận và giám sát để ngăn ngừa tình trạng phá rừng trong chuỗi cung ứng. Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu trồng 200 triệu cây trên toàn cầu đến năm 2030 nhằm góp phần phục hồi rừng và hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương. Tại Việt Nam, trong tháng 6/2023, Nestlé khởi động dự án “Canh tác cà phê bền vững theo mô hình nông lâm kết hợp” tại các tỉnh Tây Nguyên, hướng đến mục tiêu trồng hơn 2,3 triệu cây đến năm 2027. Dự án vừa giúp tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa hỗ trợ cải thiện các điều kiện canh tác cây cà phê, dự kiến hấp thu và lưu trữ hơn 480.000 tấn CO2.

Bên cạnh nỗ lực giảm phát thải ở thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong hoạt động thiết kế và sản xuất. Nestlé cũng đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng. Đối với hoạt động sản xuất, từ năm 2015, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu “Không rác thải chôn lấp ra môi trường” nhờ áp dụng nhiều giải pháp và mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong đó, hiện chất thải từ sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều được xử lý, tái chế và tái sử dụng. Trung bình 60-65% tổng lượng nước thải/ năm tại nhà máy sản xuất cà phê đã được tái sử dụng. Ngoài ra, 100% bã cà phê sau sản xuất được dùng làm năng lượng sinh khối. Cát thải trong lò hơi được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương để làm nguyên liêu sản xuất gạch không nung.

Các tin khác

Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thúc đẩy du lịch ẩm thực

Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ hợp tác với Công ty TNHH Nestlé Việt Nam để thúc đẩy du lịch ẩm thực trên toàn quốc, góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua đề án “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu món Việt”.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng SABECO công bố hoàn thành các dự án cộng đồng năm 2022 và ra mắt chương trình hợp tác năm 2023

Thái Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2023, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn) cùng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) công bố hoàn thành giai đoạn 1 của các dự án “Nâng Bước Thể Thao” và “Thắp Sáng Đường Quê”. Đồng thời, hai bên cũng ra mắt các chương trình hợp tác năm 2023, đánh dấu cột mốc thành công trong chiến lược hợp tác đối tác 3 năm từ 2022-2024.

AEON VIỆT NAM ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG

Luôn mong muốn được chung tay cùng cộng đồng kiến tạo một tương lai bền vững, AEON Việt Nam trong tháng 7 vừa qua đã thực hiện nhiều hoạt động Phát triển bền vững về môi trường.

Nokia hạ thấp mức tiêu thụ năng lượng trong hạ tầng mạng của Mobifone bằng giải pháp Thiết kế số của Nokia (Nokia Digital Design)

• Nokia giúp MobiFone nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mà không ảnh hưởng đến hiệu năng mạng hoặc trải nghiệm người dùng cuối • Dịch vụ Thiết kế số mới của Nokia giúp các nhà cung cấp dịch vụ di động giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng của trạm gốc vô tuyến trong giờ cao điểm • Chương trình thử nghiệm nêu bật cơ hội để các nhà khai thác mạng viễn thông đẩy nhanh tốc độ ứng dụng cách tiếp cận bền vững và tiết kiệm năng lượng trong hạ tầng mạng của mình

Sắc xanh Trường Sa: Tập đoàn PAN chung tay phủ xanh nơi tiền tiêu Tổ quốc

Mới đây, ngày 26/7, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN – bà Nguyễn Thị Trà My dẫn đầu đoàn làm việc có mặt tại Quân cảng Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thực hiện thăm hỏi và trao tặng quân dân huyện đảo cùng cán bộ, chiến sĩ nơi đây các loại cây, hạt giống nhằm góp phần “phủ xanh” huyện đảo của Tổ quốc. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Sắc xanh Trường Sa (Green Sea) thuộc dự án Nguồn sống lâm sinh do PAN khởi xướng.

Tập đoàn PAN chia sẻ kinh nghiệm thực hành báo cáo ESG tại Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (Singapore)

(Singapore) Trong hai ngày 27-28/6/2023, Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB) đồng tổ chức chương trình Hội nghị và Đào tạo kỹ thuật về Tiêu chuẩn công bố thông tin liên quan đến nội dung phát triển bền vững theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Đại diện từ Tập đoàn PAN, Việt Nam - ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển và Phát triển bền vững, tham dự diễn đàn và có nhiều chia sẻ về thực tiễn triển khai báo cáo ESG tại doanh nghiệp.

MÔ HÌNH TUẦN HOÀN TRONG SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU TẠI LAFOOCO

Lafooco – một thành viên của Tập đoàn PAN – nhiều năm nay đã áp dụng mô hình sản xuất, chế biến tuần hoàn và thân thiện với môi trường.

CEO PAN GROUP NGUYỄN THỊ TRÀ MY: “TÔI TIN RẰNG BỀN VỮNG LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI”

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN - bà Nguyễn Thị Trà My, giảm phát thải, đặc biệt phát thải khí nhà kính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được đưa vào mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn.

Home Credit đưa chiến lược ESG lên một tầm cao mới trong Báo cáo phát triển bền vững 2022

Home Credit đạt nhiều thành tựu trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính toàn diện, có trách nhiệm, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho các cộng đồng dưới chuẩn ngân hàng.

Da LAB trở thành đại sứ quảng bá ứng dụng Tài chính số Home Credit

Với MV được tung ra cuối tháng 5 vừa rồi, Da LAB trở thành đại sứ quảng bá cho Home App - ứng dụng “chuẩn tài chính số” của Home Credit.