Báo cáo Deloitte: Cải thiện hỗ trợ tài chính có thể giúp tiết kiệm 50 nghìn tỷ USD cho quá trình thế giới khử carbon

  • Việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn và cách thức phân bổ tài chính có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển cắt giảm 40% chi phí cần thiết cho quá trình chuyển đổi tiến tới phát thải ròng bằng không
  • Chính phủ các nước, các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nên hợp tác để phát triển các cơ chế và công cụ có thể giảm thiểu rủi ro và khơi thông nguồn vốn từ khu vực tư nhân với chi phí hấp dẫn
  • Cần có các sáng kiến về chính sách và quy định để giúp củng cố cơ cấu vốn đầu tư quốc tế hiện nay

 

Hà Nội, Tháng 12/2023 - Deloitte vừa phát hành báo cáo “Tài trợ vốn cho chuyển đổi năng lượng xanh” (Financing the Green Energy Transition). Báo cáo cho thấy, các công cụ tài chính cắt giảm chi phí có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho các dự án xanh tại các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời khiến việc đầu tư vào các dự án này trở nên hấp dẫn hơn, từ đó hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu. Để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, tổng vốn đầu tư trên toàn cầu vào lĩnh vực năng lượng cần đạt mức 5-7 nghìn tỷ USD/năm. Tuy nhiên, hiện nay thế giới chỉ đầu tư chưa đến 2 nghìn tỷ USD/năm cho quá trình chuyển đổi, còn rất thấp so với nguồn lực tài chính cần thiết để giúp thế giới đạt được các mục tiêu chung về khí hậu.

Được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 28 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), báo cáo chỉ ra thực trạng các dự án xanh hiện đang phải đối mặt với vấn đề không đủ vốn đầu tư và yêu cầu tỷ lệ hoàn vốn cao vì các nhà đầu tư tư nhân thường nhận định rằng đầu tư vào công nghệ xanh rủi ro hơn các khoản đầu tư khác. Báo cáo nhấn mạnh chính phủ các nước, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cần chung tay giảm thiểu rủi ro của các dự án xanh thông qua việc phát triển các cơ chế hợp vốn phù hợp để huy động nguồn tài chính từ khu vực tư nhân, đồng thời giúp đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và trung hòa khí hậu - đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Báo cáo cũng nêu rõ lợi ích của việc hành động chống biến đổi khí hậu - khoản tiết kiệm 50 nghìn tỷ USD cho đến năm 2050 có thể cắt giảm hơn 25% mức đầu tư cần thiết cho mỗi năm. Không chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính, báo cáo đưa ra bức tranh tổng thể, sử dụng phân tích và mô hình hóa để xem xét bối cảnh công nghệ, môi trường chính sách và tầm nhìn ma trận hóa về các thách thức tài chính.

Bà Jennifer Steinmann, Lãnh đạo phụ trách Dịch vụ Phát triển bền vững & Quản trị Biến đổi Khí hậu, Deloitte Toàn cầu cho biết: “Chúng ta đang liên tục phát triển các giải pháp và công nghệ để đẩy nhanh quá trình khử cacbon, đồng thời chúng ta cũng phải thực hiện các hành động dứt khoát nhằm gỡ bỏ các rào cản tài chính để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Những hỗ trợ quyết đoán và có sự phối hợp về mặt chính sách cũng như việc chung tay hành động của cả hệ sinh thái tài chính trên toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hướng nguồn vốn đầu tư chảy vào các dự án xanh và hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế bền vững.”

 

Không thu hẹp được khoảng cách tài chính có thể khiến nền kinh tế thế giới chịu một cái giá đắt - đặc biệt là Nam Bán cầu (Global South) - và giảm hiệu suất của quá trình chuyển đổi tiến tới phát thải ròng bằng không

Để giành chiến thắng trong cuộc đua đến mức phát thải ròng bằng không, thế giới phải đầu tư một cách sáng suốt và xác định các lĩnh vực cắt giảm chi phí. Ví dụ, các khoản đầu tư xanh hiện được thực hiện ở các nền kinh tế đang phát triển chiếm chưa đến 50%, nguyên nhân chủ yếu là do rủi ro lớn hơn và ngân sách từ khu vực công cho các dự án chuyển đổi năng lượng còn hạn hẹp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng không, 70% khoản đầu tư xanh cần được rót vào các nền kinh tế đang phát triển từ nay đến năm 2030 khi các quốc gia này tìm kiếm công nghệ và cơ sở hạ tầng mới, bền vững.

Ông Hans-Juergen Walter, Lãnh đạo phụ trách Phát triển bền vững & Quản trị Biến đổi Khí hậu cho ngành Ngành Dịch vụ Tài chính, Deloitte Toàn cầu cho biết: “Để giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nam bán cầu, chính phủ các nước, các tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế cần có những hỗ trợ tài chính ưu đãi - như một khoản vay với các điều kiện ưu đãi tốt hơn so với những khoản vay thông thường trên thị trường - thông qua các cơ cấu tài chính đổi mới để huy động nguồn vốn tư nhân cho những hành động vì khí hậu. Các tổ chức tài chính lớn, chẳng hạn như ngân hàng phát triển và các quỹ đa phương, đóng vai trò then chốt trong bối cảnh này.”

Ông Brian Ho, Lãnh đạo phụ trách Dịch vụ Phát triển bền vững và Quản trị Biến đổi Khí hậu, Deloitte Đông Nam Á, cho biết thêm: “Đông Nam Á đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng khí hậu và chúng ta có trách nhiệm tiên phong trong quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững. Điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ cắt giảm lượng phát thải khí carbon của chính chúng ta mà còn hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển khác làm điều tương tự. Thông qua việc cải thiện cơ cấu tài chính và giảm thiểu rủi ro, chúng ta có thể khiến các khoản đầu tư xanh trở nên hấp dẫn hơn và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.”

Mặc dù chi phí cần thiết cho quá trình chuyển đổi có vẻ như khá cao nhưng nếu so với các giải pháp khác, mức chi phí này vẫn được xem là thích đáng. Báo cáo Bước ngoặt Toàn cầu năm 2022 của Deloitte chỉ ra rằng, lộ trình chính sách hiện nay có thể khiến thế giới phải gánh chịu khoản tổn thất lên đến 178 nghìn tỷ USD (tương đương với gần 8% GDP toàn cầu) vào năm 2070, trùng với thời điểm nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Ngược lại, nền kinh tế toàn cầu có thể hưởng lợi nhuận kinh tế trị giá 43 nghìn tỷ USD trong vòng năm thập kỷ tới thông qua việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, tiến tới phát thải ròng bằng không với những khoản đầu tư lớn hơn vào hệ thống năng lượng sạch và phối hợp hoạch định chính sách.

Tiến sĩ Pradeep Philip, Phó Tổng Giám đốc Deloitte Australia và là thành viên của nhóm tác giả báo cáo cho biết: “Tài trợ vốn cho quá trình chuyển đổi ở các khu vực đang phát triển có thể coi là điểm mấu chốt của cuộc đua toàn cầu để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi có sự hợp tác quốc tế và sự tham gia tích cực của chính phủ các nước, các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức tài chính phát triển, tài chính ưu đãi và phân bổ các quỹ xanh theo cách này có thể giúp các quốc gia đang phát triển cắt giảm 40% chi phí cần cho quá trình chuyển đổi hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không.”

 

Các rào cản chính trị, thị trường và chuyển đổi ngăn cản việc thu hẹp khoảng cách tài chính xanh

Trong khi khu vực tư nhân tăng cường chiến lược đầu tư có mục tiêu hơn, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cần phải nhanh chóng gỡ bỏ các rào cản chính trị, hạn chế rủi ro có thể làm tăng chi phí đầu tư bền vững và tạo dựng môi trường cho phép dòng vốn đầu tư thuận lợi chảy vào, từ đó giúp quá trình chuyển đổi diễn ra ở mức chi phí khả thi hơn.

Bốn khuyến nghị dành cho chính phủ:

  1. Nắm bắt định hướng rõ ràng hơn, mang tính chiến lược hơn cho các hành động vì khí hậu thông qua việc tích cực cập nhật các chính sách chuyển đổi năng lượng.
  1. Xây dựng những khuôn khổ pháp lý minh bạch và hiệu quả cho việc đầu tư vào khí hậu nhằm giúp giảm thiểu những điểm không rõ ràng về mặt pháp lý và tham nhũng tiềm ẩn có thể khiến các sáng kiến xanh quan trọng đi lệch khỏi lộ trình được đưa ra trước đó. Chính phủ các nước cũng nên hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ xanh và khả năng ứng dụng của các công nghệ này trong các lĩnh vực phát thải cao để đặt ra các mục tiêu phù hợp và đưa ra các quy định rõ ràng.
  1. Giải quyết các rào cản thị trường - đặc biệt là tình trạng thiếu thị trường xanh và bền vững để các nhà đầu tư đánh giá và so sánh dự án. Ví dụ, mặc dù hydro xanh là giải pháp năng lượng khả thi nhưng hiện nay vẫn chưa có thị trường toàn cầu hoặc tại các quốc gia, cũng như chưa có các tiêu chuẩn và quy định về công nghệ và phân phối cho loại năng lượng này. Tình trạng không chắc chắn này kéo theo những rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ, doanh thu và chậm trễ trong triển khai xây dựng/vận hành các dự án và có thể gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc tiếp tục đổ số vốn cần thiết để thực sự mở rộng quy mô công nghệ này.
  1. Hiểu rõ các rào cản chuyển đổi đối với đầu tư xanh nằm ở cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Ví dụ, các quốc gia có cơ sở hạ tầng điện yếu kém phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến các nhà đầu tư cảnh giác khi họ có thể xử lý nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Hơn nữa, cần có nỗ lực phối hợp để đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao phụ trách lắp đặt, bảo trì và thay thế các thiết bị năng lượng xanh. Một kế hoạch nhân sự thành công có sự phối hợp có thể mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư và hành tinh, cũng như người lao động— Báo cáo Cơ hội việc làm trong quá trình chuyển đổi tiến tới phát thải ròng bằng không của Deloitte cho biết nếu có những hành động phù hợp, có thể tạo ra thêm 300 triệu việc làm trong lĩnh vực môi trường vào năm 2050.

Giáo sư Tiến sĩ Bernhard Lorentz, Chủ tịch sáng lập Trung tâm Phát triển Bền vững Deloitte (Deloitte Center for Sustainable Progress) và Lãnh đạo Chiến lược Phát triển Bền vững & Quản trị Biến đổi khí hậu, Deloitte Consulting Toàn cầu, đồng tác giả của báo cáo cho biết: “COP28 năm nay diễn ra cùng lần kiểm kê toàn cầu đầu tiên—đánh giá những tiến bộ mà thế giới đạt được hướng tới các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng chúng ta phải tăng tốc và mở rộng quy mô để theo đúng lộ trình đặt ra với Thỏa thuận Paris. Giải quyết khoảng cách tài chính là chìa khóa quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thực sự cần thiết. Tin tốt là chúng ta có giải pháp, chúng ta biết công nghệ, chúng ta có quy trình dự án và lĩnh vực tài chính có các nguồn lực. Tất cả việc cần làm bây giờ là tìm cách để các khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận. Tại COP28, chính phủ các nước sẽ có cơ hội cùng nhau giải quyết những thách thức liên quan đến tài chính xanh, đồng thời phác thảo và thống nhất các bước chúng ta có thể thực hiện để cắt giảm lượng khí phát thải carbon.”

 

Khuyến nghị cho lãnh đạo toàn cầu

Theo báo cáo, để thành công điều hướng nguồn vốn đầu tư chảy vào các dự án bền vững, các lãnh đạo toàn cầu cần ưu tiên những vấn đề sau:

  • Giảm rủi ro cho các dự án xanh: Giảm thiểu rủi ro đầu tư có thể khơi thông nguồn tài chính chi phí thấp giúp quá trình chuyển đổi năng lượng vốn tốn kém và cần nhiều vốn đắt sẽ được triển khai với mức chi phí hợp lý hơn. Ví dụ, các cơ chế tài chính hỗn hợp có thể giúp giảm rủi ro dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để dòng vốn thương mại chảy vào các dự án xanh.
  • Thu hẹp khoảng cách chi phí giữa năng lượng hóa thạch và năng lượng xanh: một số công cụ chính để thu hẹp khoảng cách về chi phí giữa việc sử dụng tài sản xanh và tài sản phát thải lượng nhà kính lớn, cả ở cấp độ dự án và quy mô lớn hơn như thiết lập các cơ chế hỗ trợ đầu tư trả trước cho nghiên cứu và phát triển, bổ sung các hỗ trợ đầu tư và/hoặc phí vận hành cho tài sản xanh, đồng thời có chế tài xử phạt đối với việc sử dụng tài sản tạo ra lượng phát thải lớn.

 

Vui lòng tìm hiểu thêm về báo cáo Tài trợ vốn cho chuyển đổi xanh của Deloitte năm 2023 tại:

https://www.deloitte.com/global/en/issues/climate/financing-the-green-energy-transition.html.

 

Các tin khác

INSEE VIỆT NAM NHẬN GIẢI THƯỞNG CSR LẦN THỨ 5 LIÊN TIẾP VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP BỀN VỮNG VÌ CỘNG ĐỒNG

Vừa qua, INSEE Việt Nam đã vinh dự là 1 trong 40 doanh nghiệp được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển bền vững vì cộng đồng” (CSR Award). Đây là giải thưởng thường niên do Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn (Saigon Times) tổ chức để tôn vinh các Công ty có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội thông qua các chương trình CSR ý nghĩa (Corporate Social Responsibility - CSR), góp phần mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

CÔNG BỐ QUÁN QUÂN INSEE PRIZE 2023 VÀ NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG CỦA INSEE PRIZE QUA 15 NĂM

Ngày 17/11/2023, vòng chung kết cuộc thi INSEE Prize 2023 diễn ra tại tp. Hồ Chí Minh với sự tham gia của Hội đồng Ban giám khảo, 5 nhóm thí sinh xuất sắc nhất sau 2 vòng tuyển chọn và các khách mời danh dự. Đến với cuộc thi năm nay, các bạn thí sinh đã đóng góp rất nhiều ý tưởng xây dựng bền vững ấn tượng, tập trung hướng đến các dự án cộng đồng ý nghĩa.

Amway Việt Nam lập cú đúp giải thưởng Thương hiệu Tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương 2023

Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp Amway Việt Nam vinh dự nhận 2 giải thưởng danh giá: Top 5 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương 2023 trao cho nhãn hiệu Nutrilite và Top 5 Nhà lãnh đạo Tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương 2023 trao cho Tổng Giám đốc Huỳnh Thiên Triều.

MONDELEZ KINH ĐÔ HỖ TRỢ HƠN 27.000 THÙNG BÁNH KẸO ĐẾN CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MẠNG LƯỚI NGÂN HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM

Trong 8 năm hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì chiến lược về phát triển bền vững được Mondelez Kinh Đô đặc biệt chú trọng. Nhằm đóng góp nhiều hơn cho xã hội cũng như phù hợp với định hướng phát triền bền vững, công ty đã đẩy mạnh các chương trình trách nhiệm xã hội, hỗ trợ các sáng kiến hướng tới cộng đồng, mang đến giá trị tích cực cho xã hội.

Mondelez Kinh Đô liên tiếp thăng hạng tại các bảng xếp hạng nơi làm việc và thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Việt Nam

Tại bảng xếp hạng "100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam năm 2023" do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố ngày 23/11 vừa qua, công ty Mondelez Kinh Đô ghi nhận sự thăng hạng một cách ngoạn mục: đứng vị trí thứ 08 trong ngành Hàng Tiêu Dùng và đứng thứ 22 trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam (trong bảng tổng sắp khối Doanh nghiệp lớn). Đây là lần thăng hạng cao nhất liên tục trong vòng 5 năm qua của Mondelez Kinh Đô trong khuôn khổ bảng xếp hạng này.

AEON và các hoạt động bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam trong tháng 11

Là một trong những nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam, AEON luôn nỗ lực triển khai nhiều sáng kiến nhằm đóng góp vào phát triển bền vững của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, thông qua 3 trụ cột Xã Hội (People) – Kinh Tế (Profit) và Môi Trường (Planet). Trong tháng 11, tập đoàn AEON Nhật Bản đã tổ chức 2 sự kiện lớn tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

GREENFEED VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH TOP 1 NƠI LÀM VIỆC TỐT NHẤT VIỆT NAM NGÀNH NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN 2023

Ngày 23/11/2023, tại Hội nghị và Vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 do Anphabe tổ chức, Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam vinh dự được vinh danh Top 1 “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 của ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản; Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và Top 50 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn với Sinh viên Việt Nam.

DẤU ẤN XANH CỦA GREENFEED TẠI GIẢI THƯỞNG “DOANH NGHIỆP VÌ CỘNG ĐỒNG” NĂM 2023

Với những đóng góp mang tính dài hạn và lan tỏa thông điệp ý nghĩa trong cộng đồng, GREENFEED đã được xướng tên là “Doanh nghiệp vì cộng đồng” trong buổi lễ tôn vinh 40 Doanh nghiệp vì cộng đồng - “Saigon Times CSR 2023”. Đây là lần thứ hai GREENFEED được vinh danh tại giải thưởng uy tín này.

SABECO CHUNG TAY BỒI DƯỠNG THẾ HỆ TÀI NĂNG VIỆT KIỆN TOÀN

Với cam kết xây dựng thế hệ tài năng ưu tú, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đồng hành cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn) hỗ trợ hàng trăm bạn trẻ khởi nghiệp ở vùng nông thôn.

Phúc Khang bàn giao sổ hồng cho cư dân Xanh Diamond Lotus Riverside: Nỗ lực và cam kết của doanh nghiệp trong kiến tạo không gian sống xanh - hạnh phúc

Ngày 30/10/2023, đại diện Nhà phát triển CTX Phuc Khang Corporation (Phúc Khang) đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho cư dân Diamond Lotus Riverside. Đây là minh chứng cho những nỗ lực nhằm hiện thực hóa cam kết của doanh nghiệp trong tiến trình kiến tạo không gian sống xanh hạnh phúc hơn từng ngày cho cộng đồng dân cư.