Khi quy mô kinh doanh được mở rộng, nhu cầu về nước ngày càng tăng. Chưa kể nước là nguồn tài nguyên thiết yếu trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, việc ngưng sử dụng nước chưa bao giờ là khả thi. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất vừa bảo tồn nguồn nước, doanh nghiệp ngày nay ưu tiên tập trung nghiên cứu và triển khai các sáng kiến về cắt giảm lượng nước sử dụng và tăng cường tái chế, tái sử dụng nguồn nước trong các hoạt động của chuỗi vận hành tại doanh nghiệp.
Riêng tại những doanh nghiệp với mô hình sản xuất gắn liền với hoạt động canh tác nông nghiệp, mở rộng quản lý nguồn nước trên toàn chuỗi giá trị là nhu cầu cần thiết. Theo Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp chiếm trung bình 70% tổng lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu. Các phương pháp quản lý nguồn nước trong canh tác thường thấy có thể kể đến chủ động sở hữu nước, thu thập nước, lưu trữ nước, kiểm soát tưới tiêu và thoát nước…
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp còn phối hợp cùng các tổ chức môi trường, xã hội để hỗ trợ thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn nguồn nước.
Một trong những doanh nghiệp chú trọng vào việc quản lý nguồn nước là BAT Việt Nam. Trong hoạt động vận hành, doanh nghiệp đã và đang áp dụng Hệ thống Làm việc Tích hợp (Integrated Work System – viết tắt là IWS) và phân tích tổn thất hàng năm, giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội để tối ưu hóa việc sử dụng nước, đồng thời tăng tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế bằng cách tập trung vào các hoạt động nâng cao ý thức tiết kiệm nước của nhân viên, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, quản lý rò rỉ từ tất cả các hệ thống, thay thế thiết bị tiết kiệm nước, lắp đặt thêm các hệ thống phụ trợ như: hệ thống lọc bụi trong dây chuyền sản xuất, hệ thống lọc áp suất trên hệ thống xử lý nước thải hiện tại.
Những hoạt động này giúp BAT Việt Nam tăng chất lượng của nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, hướng đến gia tăng hàng năm lượng nước tái sử dụng sau xử lý thay thế nguồn nước thủy cục để sử dụng cho các thiết bị phụ trợ như hệ thống khử mùi, hệ thống giải nhiệt và các hoạt động vệ sinh khác cho thiết bị phụ trợ.
BAT áp dụng IWS và phân tích thất thoát để quản lý nguồn nước trong chuỗi vận hành
Trong năm 2023 vừa qua, BAT Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, bao gồm: cắt giảm 31% lượng nước sử dụng từ thủy cục và tăng 33% lượng nước tái sử dụng so với năm 2017, trung bình hàng năm giảm hơn 5.000 mét khối nước sử dụng từ thủy cục và tăng tương ứng lượng nước tái sử dụng thông qua các hoạt động liên tục và thường xuyên về tối ưu hóa nguồn nước.
Đồng thời, nhà máy liên doanh BAT-Vinataba tại Đồng Nai của doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận Quản lý Nguồn nước Hiệu quả do Liên minh Quản lý Nguồn nước (Alliance for Water Stewardship – viết tắt là AWS) công nhận.
Chứng nhận AWS đối với nhà máy BAT-Vinataba tại Đồng Nai
Trong năm 2024, BAT Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu cắt giảm 32% lượng nước sử dụng từ nguồn và tăng 34% lượng nước được tái chế so với năm 2017. Những cam kết và nỗ lực này hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu về quản lý nguồn nước của BAT Việt Nam vào năm 2025, đó là: cắt giảm 35% tổng lượng nước sử dụng từ nguồn (so với năm 2017), tái sử dụng 35% lượng nước, và 100% các nhà máy sản xuất của BAT Việt Nam đạt được chứng nhận AWS.
Trên toàn chuỗi giá trị, BAT Việt Nam tiếp tục hợp tác người nông dân trồng thuốc lá để kiểm soát việc tưới tiêu và thoát nước, điển hình là giới thiệu hệ thống tưới nhỏ giọt để bảo tồn tài nguyên nước. Trong năm 2023, cũng là năm thứ ba triển khai hệ thống này, diện tích áp dụng tưới nhỏ giọt ở Tây Nguyên của các nông dân trong chuỗi cung ứng của BAT Việt Nam đạt 1.167 héc-ta, giúp tiết kiệm 1,26 triệu mét khối nước.
BAT giới thiệu hệ thống tưới nhỏ giọt đến người nông dân để bảo tồn tài nguyên nước
Trong năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cấp hệ thống tưới nhỏ giọt để đạt 1.748 héc-ta áp dụng, dự kiến giúp tiết kiệm 1,8 triệu mét khối nước ở mỗi vụ mùa so với các phương pháp tưới theo luống truyền thống. BAT Việt Nam cũng tiếp tục phối hợp sâu sát và khuyến khích người nông dân trong chuỗi cung ứng đầu tư vào công nghệ này để nhân rộng quy mô của hệ thống tưới tiêu này, từ đó mang lại hiệu quả rộng khắp trên toàn chuỗi giá trị của BAT Việt Nam.
Ngoài ra, BAT Việt Nam còn mang lại những tác động tích cực cho môi trường nước nói chung khi vào Ngày Thế giới Nước sạch năm nay, BAT Việt Nam đã chính thức hợp tác cùng hai nhóm tình nguyện môi trường là Sài Gòn Xanh và Biên Hòa Xanh để hỗ trợ công tác dọn rác, làm sạch kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
BAT Việt Nam hỗ trợ nhóm tình nguyện môi trường làm sạch kênh rạch, bảo tồn tài nguyên nước
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ thông qua đối tác Thái An – đơn vị cung cấp các giải pháp bảo hộ lao động để trao tặng những thiết bị bảo hộ cá nhân và dụng cụ vệ sinh để hỗ trợ hoạt động “giải cứu” 30 kênh rạch, sông ngòi trong năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai – nơi mà BAT Việt Nam đang hoạt động.
Chiều 30/5, Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024 do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) phối hợp Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) tổ chức đã khai mạc tại Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2024 - Sáng 26/5, Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước quy mô quốc gia năm 2024 diễn ra tại Quảng trường Lam Sơn, thu hút sự tham gia của 8.000 thiếu nhi và cán bộ, hướng dẫn viên, vận động viên của tỉnh Thanh Hóa và hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hà Nội, ngày 14/06/2024 – VBCSD tổ chức thành công buổi Sustainability Connect Talk số 1/2024 với chủ đề “Tài chính xanh và tích hợp chiến lược phát triển bền vững trong chiến lược phát triển doanh nghiệp”. Chương trình có sự tham gia của hơn 20 đại biểu từ các thành viên chính thức, thành viên liên kết của VBCSD khu vực Hà Nội, được đồng hành bởi Deloitte Việt Nam và PAN Group.
KPT Group là một công ty công nghệ xanh cam kết mang lại tác động bền vững trong việc cung cấp các giải pháp xử lý môi trường như: Vi sinh xử lý môi trường, Thiết bị phòng sạch, lọc không khí, Hóa chất xử lý khí thải, Các giải pháp xanh, tiết kiệm năng lượng…
Là một bộ chỉ số “động”, CSI luôn được cập nhật các nội dung, xu hướng mới, những thay đổi pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.
Theo đó, phát triển tín dụng xanh trở thành yêu cầu và xu hướng mạnh mẽ trên toàn cầu; tín dụng xanh trở thành một trong những trụ cột chính của hệ thống tài chính xanh. Chủ đề này được nhiều quốc gia quan tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2024 - Unilever Việt Nam và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giai đoạn 2024 - 2029, nhằm góp phần thực hiện cam kết của Unilever trong công tác phát triển bền vững, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Hội nghị Chuyên đề về Tính bền vững của Lương thực và Nông nghiệp Toàn cầu lần thứ 3 (FASS 2024), được tổ chức bởi Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) – một thành viên Liên kết của VBCSD, sắp diễn ra với chủ đề: “Định hướng bối cảnh phát triển: Thống nhất các tiêu chuẩn để nâng cao tác động bền vững”.
Amway Việt Nam – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần đầu tiên nhận chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” do Great Place To Work®, tổ chức nghiên cứu và tư vấn từ Hoa Kỳ có uy tín trên toàn cầu về xây dựng văn hóa nơi làm việc, trao tặng.
Amway Việt Nam – thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vinh dự tiếp tục đồng hành cùng Bộ Công Thương trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 năm 2024 với chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” do Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước phối hợp thực hiện.