Thúc đẩy dự án tuần hoàn nhựa - “Bệ phóng” để rác thải nhựa chuyển mình thành tài nguyên

Mỗi năm, có 2,62 tấn rác thải nhựa bị thải bỏ, hao hụt 75% giá trị vật liệu nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỷ USD, theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và Thách thức đối với Tuần hoàn Nhựa.

Kinh tế tuần hoàn nhựa – thị trường “tỷ đô” cần những sáng kiến đột phá để phát triển

Trong bối cảnh trên, giải pháp hiệu quả nhất để tái chế nhựa là điều hướng dòng chảy của nhựa, để nhựa được tuần hoàn và quay lại phục vụ đời sống thay vì bị thải loại. Khác với mô hình tuyến tính truyền thống “sản xuất - sử dụng - thải bỏ”, mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa hướng đến việc xây dựng một vòng tròn khép kín, trong đó rác thải nhựa sau khi sử dụng được thu gom, phân loại và tái chế thành các sản phẩm mới, giúp giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên nhựa.

Thị trường Việt Nam hiện tại ghi nhận rất nhiều cơ hội mở cửa cho sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực tái chế và minh bạch hóa phát triển thị trường nhựa tái chế.

Cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực tái chế và minh bạch hóa phát triển thị trường nhựa tái chế.

Việc phát triển thị trường tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam là một quá trình lâu dài, cần nhiều sáng kiến mới đột phá, các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu cần đến công nghệ cao, đầu tư lớn, song không phải một đơn vị, doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để thực hiện.

Chương trình "Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" đã ra đời, với mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy, vinh danh giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa. Qua đó, góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa và hỗ trợ cho việc thực hiện quy định EPR. Đối tượng tham gia cuộc thi là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực thu gom, và tái chế chất thải nhựa. Đây cũng là nơi mà các sáng kiến chủ động tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường và nhà đầu tư.

Năm đầu tiên tổ chức Cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” thu hút gần 100 cá nhân, đội thi tham dự

Khởi đầu từ tháng 04/2024, trải qua hơn 5 tháng tuyển chọn, hơn 50 giờ được cố vấn, đào tạo bài bản bởi gần 50 chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn đã giúp các đội thi hoàn thiện ý tưởng/giải pháp và có điều kiện để triển khai các giải pháp của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, nhiều dự án tiềm năng đã được kết nối với các nhà đầu tư, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn và sự hỗ trợ cần thiết, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trên thị trường.

Đặc biệt, 20 đội thi lọt vào Top 20 đã được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, cập nhật những thông tin, kiến thức về tiêu chuẩn trong tái chế và các kiến thực thực tiễn từ hoạt động tái chế nhựa từ các chuyên gia của Standard Chartered Ventures, Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia và Unilever Việt Nam.

Chuyên gia đào tạo chuyên sâu dành cho các đội top 20 cuộc thi

Nhiều ý tưởng, giải pháp nổi bật đã nhận được những đánh giá tích cực từ Hội đồng giám khảo như: Ve chai công nghệ, Hệ thống phân loại rác thải nhựa tự động DTS, Hacin – biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng tự phục hồi, Giải pháp thay thế bao bì màng ghép nhôm, Giải pháp tái chế chai nhựa pet đã qua sử dụng thành vải để sản xuất quần áo…

Trong đêm chung kết, Top 5 xuất sắc nhất (bao gồm 3 đội nhóm Giải pháp và 2 đội nhóm Ý tưởng) sẽ cùng trình bày trực tiếp ý tưởng, dự án của mình trước Ban giám khảo để tìm ra quán quân của chương trình.

Ngoài giải thưởng tiền mặt, các doanh nghiệp còn có cơ hội nhận được các giải thưởng tài chính hấp dẫn và hỗ trợ lâu dài từ nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp có giải pháp xử lý và tái chế rác thải nhựa của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt, các đội thi tham gia còn có cơ hội được kết nối vào chuỗi giá trị của Unilever Việt Nam, được bảo trợ truyền thông, quảng bá bởi mạng lưới các đơn vị truyền thông, được đồng hành hỗ trợ và nâng cao năng lực bởi các chuyên gia đa ngành trong lĩnh vực tái chế, đầu tư bền vững và công nghệ; và các gói hỗ trợ kỹ thuật; cùng với các gói hỗ trợ phi tài chính khác.

Một buổi đào tạo dành cho các đội thi tại văn phòng Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp - Nhân tố then chốt giúp hiện thực hóa ý tưởng tái chế thành dự án bền vững

Với khả năng định hình xu hướng tiêu dùng, doanh nghiệp là mắt xích quan trọng, dẫn dắt quá trình chuyển đổi xanh để phát triển bền vững. Sự tham gia của Unilever trong vai trò thành viên Ban tổ chức "Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" không chỉ mang đến nguồn lực và kinh nghiệm quý báu mà còn mở ra cơ hội kết nối các đội thi vào chuỗi giá trị rộng lớn của tập đoàn. Qua đó, các ý tưởng sáng tạo có tiềm năng được triển khai quy mô lớn, góp phần giải quyết vấn đề tái chế rác thải nhựa một cách hiệu quả.

“Với mục tiêu bảo vệ màu xanh của Trái Đất và ngôi nhà chung Việt Nam, Unilever đã nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mở rộng các giải pháp hiện có và tìm kiếm giải pháp mới cho tính tuần hoàn của bao bì nhựa, từ đó giảm ô nhiễm rác thải nhựa một cách tối ưu nhất. Phối hợp cùng với các đơn vị đối tác cùng tổ chức “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”, Unilever Việt Nam mong muốn lan toả và truyền cảm hứng mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa tới các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp, đồng thời cam kết đồng hành, hỗ trợ các đội thi tham gia vào chuỗi giá trị rộng lớn của tập đoàn, giúp họ trở thành lực đẩy cho sự chuyển mình mang tính hệ thống của nền kinh tế tuần hoàn nhựa,” bà Võ Lương Bình Nguyên - trưởng phòng Phát triển bền vững của Unilever Việt Nam chia sẻ.

Bà Võ Lương Bình Nguyên - Trưởng phòng Phát triển Bền vững tại Unilever Việt Nam chia sẻ về chuỗi giá trị của tập đoàn trong buổi đào tạo với các đội thi

"Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024" được tổ chức với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh (BritCham), Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), Đại sứ quán Anh và Ngân hàng Standard Chartered. Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 100 dự án đăng ký và đã lựa chọn ra Top 05 sau nhiều vòng sàng lọc, tuyển chọn, đào tạo. Chung kết cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 10/2024 nhằm vinh danh Top 5 sáng kiến xuất sắc, hiệu quả nhất về thu gom, phân loại và tái chế rác thải bao bì nhựa phù hợp với thị trường Việt Nam.

 

Các tin khác

HEINEKEN Việt Nam tiếp tục lộ trình phát triển bền vững trong một năm nhiều thách thức

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2024 - Hôm nay, HEINEKEN Việt Nam chính thức cập nhật những thành tựu mới trên lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp trong năm 2023, tiếp tục nỗ lực trong một năm nhiều thách thức để hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ phấn đấu đạt Net Zero 2050

Tiếp tục khẳng định vị thế nền tảng đối thoại hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp ở quy mô quốc gia về phát triển bền vững tại Việt Nam, Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 11 mang chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin - Kiến tạo chuyển đổi” đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với hạt nhân là Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, tổ chưc vào ngày 10/9, tại Hà Nội.

VCSF 2024: Doanh nghiệp chuyển đổi xanh cho mục tiêu Net Zero

Niềm tin và nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu Net Zero đang được đắp bồi, tạo xung lực mạnh mẽ cho sự chuyển đổi xanh đồng bộ về nhận thức, tư duy và hành động.

SASCO khởi động chiến dịch “Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng Xanh”

Ngày 01/9, SASCO khởi động chiến dịch “Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng Xanh” trên hệ thống dịch vụ bán lẻ (SASCO SHOP, SASCO Duty Free nhập cảnh) và ẩm thực tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là một phần trong chuỗi hành động của SASCO nhằm lan tỏa lối sống xanh, tiêu dùng bền vững và mang đến khách hàng những niềm vui bất ngờ trên hành trình bay.

Prudential Việt Nam hợp tác cùng Viện Quản trị và Công nghệ FSB xây dựng chương trình đào tạo dành cho các Giám Đốc Văn phòng Tổng Đại lý

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2024, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (gọi tắt “Prudential”) cùng Viện Quản trị và Công Nghệ FSB_trực thuộc trường ĐH FPT (gọi tắt “ Viện FSB”) khai giảng chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp” với sự tham gia của 17 Giám đốc Văn phòng Tổng đại lý, khẳng định chiến lược đầu tư phát triển nguồn lực dài hạn, lấy khách hàng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

FPT và Prudential Việt Nam ký kết biên bản hợp tác chiến lược

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2024, Tập đoàn FPT (gọi tắt “FPT”) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (gọi tắt “Prudential”).

Home Credit được vinh danh tại giải thưởng CSA 2024

Đây là lần thứ hai Home Credit đạt được giải thưởng này, khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc triển khai ESG trong ngành tài chính tiêu dùng.

Amway Việt Nam: Nửa thập kỷ giữ vững thương hiệu 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á'

(Theo Chinhphu.vn) - Amway Việt Nam–Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn.

Vinamilk: 12 năm liền có mặt trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất

(Theo Chinhphu.vn) - Trong 12 năm công bố, bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất đã chứng kiến nhiều sự thay đổi, tuy nhiên, chỉ có một đại diện duy nhất của ngành sữa và cả ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là Vinamilk duy trì sự hiện diện và luôn nằm trong 10 vị trí đầu tiên của danh sách này.