Giới thiệu chung





Phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đó cũng là một thách thức đang nổi lên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc ngày 25 tháng chín năm 2015, 193 nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, bao gồm 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) với 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và bất công, và chống biến đổi khí hậu cho tới năm 2030. Chương trình nghị sự cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc thực hiện thành công SDGs, bên cạnh vai trò của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và đầu tư vào đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và  báo cáo tới các nhà hoạch định chiến lược về cách thức hoạt động của mình đóng góp vào Chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững toàn cầu. Phát triển bền vững đang được nhân rộng trên toàn thế giới và các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững ngày càng được tích hợp sâu hơn vào cấu trúc của nền kinh tế, môi trường và xã hội ở mỗi quốc gia.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của Phát triển bền vững, từ năm 1992 Việt Nam đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil; Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững 2002 tại Johannesburg, Nam Phi; ký Tuyên bố chung Rio về Môi trường và Phát triển; Chương trình Nghị sự 21; Hội nghị Liên hợp quốc RIO +20  về Phát triển bền vững năm  2012 và Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2015 tại New York. Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành các chính sách về phát triển bền vững như Chỉ thị số 36-CT / TW ngày 25 tháng 6 năm1998 của Bộ Chính trị về Tăng cường Bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 1991-2000; Quyết định số 153/2004 /QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 432 / QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2014 về Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393 / QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ngày 25 tháng 9 năm 2012; Nghị quyết số 19 / NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 về Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm Cải thiện môi trường kinh doanh và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với vai trò đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và có chức năng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, đã được Chính phủ giao làm đầu mối để thực hiện các hoạt động liên quan tới phát triển bền vững doanh nghiệp. VCCI cũng là đối tác/đơn vị thực hiện chính của một loạt các chương trình phát triển bền vững trong khu vực và quốc tế như Chương trình hành động 2020 khu vực Đông Nam Á, Chương trình hành động 2020 và Tầm nhìn 2030 của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững thế giới, Chương trình Nông nghiệp tích hợp bền vững của Mạng lưới HIệp ước toàn cầu Liên hợp quốc ...

 

Là một trong nhiều sáng kiến của VCCI về  thúc đẩy phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index-CSI) được xây dựng như là thước đo giá trị của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội. CSI còn là một công cụ để ghi nhận các mục tiêu đo lường và quản lý các thay đổi nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp được bền vững hơn. CSI  bao gồm các chỉ số thích hợp phù hợp với bối cảnh chính trị xã hội trong nước cũng như thông lệ quốc tế. Tại thời điểm này ở Việt Nam, CSI được coi là một sáng kiến độc đáo này và được hỗ trợ và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu đến từ VCCI, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế , doanh nghiệp hội viên của VCCI và các chuyên gia độc lập khác. CSI cũng có thể được sử dụng làm cơ sở để xếp hạng và tôn vinh các doanh nghiệp bền vững nhất.

 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam và nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nhập có hiệu quả và phát triển bền vững, VCCI phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Công thương (MOIT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) tổ chức "Chương trình đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2016 " (sau đây được gọi tắt là Chương trình). Xếp hạng doanh nghiệp bền vững nhằm mục tiêu truyền thông, phổ biến và đề cao những doanh nghiệp phát triển bền vững nhất. Phát huy thành công của các Giải thưởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR Awards) trong các năm 2005, 2006, 2007, 2009 và 2012, sự kiện tôn vinh doanh nghiệp này sẽ là tấm gương để các doanh nghiệp không ngừng hướng tới phát triển bền vững của mình ở các khía cạnh xã hội, bảo vệ môi trường và kinh tế. Thưc hiện tốt phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế.

 

 

, ception Locked="false" Priority="61" Name="Light List Accent 2" /> , , e 3 Accent 6" />